Bí ẩn 'lạnh gáy' vùi sâu dưới lòng hồ xương người trên đỉnh Himalaya
Sài Gòn từng là ‘túi bạc’ được nhiều người ao ước / Những hình ảnh của NASA về vũ trụ khiến bạn hoàn toàn choáng ngợp
Hồ xương người có tên chính thức là hồ Roopkund nằm trên đỉnh dãy núi Himalaya. Các nhà nghiên cứu cho rằng nơi đây từng xảy ra thảm họa khiến hàng trăm người bỏ mạng. Tuy nhiên, khi khám nghiệm DNA của toàn bộ hài cốt vùi sâu dưới lòng hồ, các nhà khoa học Ấn Độ lại phát hiện hóa ra hồ xương người từng chôn xác nhiều nhóm người khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau, có khi cách nhau đến tận 1000 năm.
Người Hy Lạp cũng từng phơi thây trong lòng hồ Roopkund xa xôi.
Địa điểm rợn người này lần đầu được biết đến khi một binh sĩ người Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai phát hiện một hồ nước đóng băng chứa đầy hài cốt nằm ở độ cao 16.000 feet (khoảng 5.000 m) so với mực nước biển.
Tiến sĩ Niraj Rai, thành viên Viện Khoa học cổ sinh Birbal Sahni, cho biết: “Có rất nhiều nghi vấn xoay quanh những bộ xương ở Hồ Roopkund - chúng thuộc về ai, vì sao những người đó lại đến nơi này, và họ đã chết như thế nào”.
Kết quả xét nghiệm cho thấy DNA của các bộ hài cốt có nguồn gốc từ ít nhất ba nhóm gene di truyền khác nhau. Nhóm đầu tiên thuộc về 23 người có nguồn cội liên quan với người Ấn Độ hiện đại, nhưng không được phân loại thành một dân tộc duy nhất. Nhóm thứ hai bao gồm 14 người có thể là hậu duệ của tộc người ở phía đông Địa Trung Hải, đặc biệt là đảo Crete và Hy Lạp ngày nay. Nhóm còn lại nhiều khả năng là người Đông Nam Á.
Các bộ hài cốt cách nhau đến 1.000 năm.
Éadaoin Harney từ Đại học Harvard, tác giả đầu tiên của nghiên cứu này, chia sẻ: “Chúng tôi thực sự kinh ngạc với kết quả thu được. Sự xuất hiện của những người ở tận Địa Trung Hải cho thấy hồ Roopkund không chỉ được người dân bản địa biết đến, mà còn thu hút cả người ngoại quốc nữa”. Phương pháp định tuổi bằng carbon phóng xạ cũng chứng minh các bộ xương không xuất hiện trong hồ cùng một lúc. Hài cốt thuộc về hai nhóm người lớn nhất có niên đại cách nhau đến 1.000 năm.
Hàng trăm con người đã mãi mãi nằm lại nơi đây.
Nhóm đầu tiên, tức những người có dòng máu gần gũi với dân Ấn Độ ngày nay, đã bỏ mạng tại hồ Roopkund trong khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ X. Mãi đến thế kỷ XVII - XX, hai nhóm còn lại mới đặt chân đến địa điểm này và tử vong. Khi băng tan chảy, có thể thấy thêm nhiều bộ xương nổi lên ven cạnh hồ.
Giả thiết đầu tiên cho rằng đây là tàn dư của những người lính Nhật tử trận trong cuộc chiến xâm lược Ấn Độ. Tuy nhiên, nó lại bị gạt bỏ, bởi những bộ hài cốt này được xác định là xuất hiện sớm hơn trước đó nhiều. Nhóm người này có thể đã thiệt mạng vì dịch bệnh, lở đất hoặc nghi lễ tế thần nào đó. Ngoài ra, cũng có giả định cho rằng họ đã chết sau khi hứng chịu nhiều trận mưa đá khủng khiếp.
Nghiên cứu đầy đủ về bí ẩn hồ Roopkund được công bố trên tạp chí Nature Communications.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà