Khám phá

Bí ẩn loài rồng có họ gần với khủng long sở hữu cú đớp chết người

Đây là loài "hậu duệ của khủng long" cực kỳ “phàm ăn". Chúng có thể tiêu diệt nhiều loài động vật có kích cỡ lớn hơn mình rất nhiều chỉ với một cú đớp kinh hoàng.

Khoa học đau đầu trước bí ẩn về hiện tượng 'người tự bốc cháy' / Bí ẩn lớn nhất của loài rắn 'ăn đuôi tự sát' đã có lời giải

Komodo hiện là loài thằn lằn lớn nhất thế giới với chiều dài thân tối đa lên tới 2,7m. Nó có thể tiêu diệt nhiều loài động vật có kích cỡ lớn hơn mình rất nhiều như trâu nước, lợn rừng hay hươu Timor chỉ với một cú đớp kinh hoàng.

Vốn là loài ăn thịt hung dữ, rồng Komodo "sở hữu" bộ hàm cực khỏe, hàm răng cưa giống răng cá mập; đặc biệt, loài "hậu duệ của khủng long" này cực kỳ “phàm ăn”. Thức ăn của chúng cũng vô cùng phong phú, chủ yếu là côn trùng, lợn lòi hoang dã, hươu nai nhỏ… Đôi khi, rồng Komodo còn ăn thịt chính đồng loại của mình nếu không tìm thấy con mồi nào.

Rồng Komodo săn mồi bằng cách cắn và “tiêm” chất độc vào cơ thểcon mồi.

Rồng Komodo săn mồi bằng cách cắn và “tiêm” chất độc vào cơ thểcon mồi.

Trước đây, người ta cho rằng Komodo giết chết con mồi bằng các vi khuẩn trong miệng mình, nhưng những nghiên cứu gần đây đã đưa ra câu trả lời khác. Với các thiết bị chụp cộng hưởng, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học New South Wales (Úc) đã khẳng định, trong cơ thể rồng Komodo có chứa tuyến chất kịch độc tương đương với nọc một số loài rắn độc khác trên thế giới. Điều đó ghi nhận Komodo là loài thằn lằn thứ ba trên thế giới được phát hiện chứa độc, hai loài khác là thằn lằn da hột và thằn lằn Gila monster- sinh sống chủ yếu ở Mexico và các bang phía nam nước Mỹ.

Rồng Komodo săn mồi bằng cách cắn và “tiêm” chất độc vào cơ thể con mồi. Vì thân hình cồng kềnh nên chúng sẽ để con mồi bỏ chạy. Tuy nhiên, con mồi đó sẽ dầnbị tê liệt do tác dụng của nọc độc. Loại nọc này tác động rất nhanh vào con mồi, gây sốc, đau quặn ở bụng, giảm huyết áp và thân nhiệt, tăng lưu thông máu.

Đặc biệt, chất độc này khiến dãn mạch máu làm máu không đông, gây tê liệt thần kinh khiến con mồi nhanh chóng mất máu mà chết. Điều này giúp rồng Komodo không cần đuổi theo, vừa tránh được những nguy hiểm khác, vừa đỡ tốn công “chạy nhảy”. Nọc độc này cực kỳ nguy hiểm, kết hợp với cú cắn giật và sâu tựa như cá mập, chúng gần như ngay lập tức đi vào cơ thể con mồi rồi phát tác.

Quá trình chọn lọc tự nhiên giúp rồng Komodo có thể sống ở những môi trường vô cùng khắc nghiệt ở những đảo núi lửa khô cằn. Hiện tại, 3.500 cá thể rồng Komodo đang sống ở Indonesa nhưng chỉ 350 con là rồng cái. Mất cân bằng giới tính cùng sự mở rộng nơi sinh sống của con người đẩy loài sinh vật này tới sát nguy cơ tuyệt chủng.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm