Khám phá

Bí ẩn "nghĩa địa quái vật" tại Mỹ: 19 sinh vật cổ đại chết chồng chất bên nhau

DNVN - Tại một vùng đất hoang vu thuộc bang Wyoming (Mỹ), các nhà khoa học vừa phát hiện ra một bí ẩn từ thời tiền sử: ít nhất 19 sinh vật khổng lồ giống cá sấu đã chết cùng lúc cách đây khoảng 230 triệu năm. Đây là một trong những phát hiện hiếm hoi làm sáng tỏ thời kỳ sơ khai của sự sống trên Trái Đất.

Nghiên cứu cho thấy AI cũng 'tự tin thái quá và thiên lệch' như con người / CLIP: Những khoảnh khắc săn mồi mãnh liệt của chúa sơn lâm

Theo trang Live Science, cuộc khai quật tại địa điểm có tên Nobby Knob do nhà địa chất học Aaron Kufner thuộc Đại học Wisconsin Madison dẫn đầu đã hé lộ hàng loạt hóa thạch của loài Buettnererpeton bakerimột loài lưỡng cư khổng lồ thuộc họ Metoposaurus, đã tuyệt chủng từ lâu.

Hóa thạch hộp sọ của Buettnererpeton bakeri được tìm thấy ở Wyoming - Ảnh: Dave Lovelace,

Hóa thạch hộp sọ của Buettnererpeton bakeri được tìm thấy ở Wyoming - Ảnh: Dave Lovelace,

Loài vật này có kích thước tương đương cá sấu hiện đại, với thân hình vạm vỡ và bốn chân khỏe mạnh. Chúng từng sống trong các đầm lầy nước ngọt vào thời kỳ kỷ Tam Điệp (Triassic)khi khủng long vẫn còn trong giai đoạn đầu hình thành.

Tầng hóa thạch tại Nobby Knob khiến các nhà khoa học kinh ngạc khi phát hiện các bộ xương nằm chồng chất lên nhau, tạo thành lớp xương dày đặc. Điều này cho thấy những sinh vật này chết gần như cùng một thời điểm, chứ không phải bị chôn vùi dần theo năm tháng như nhiều khu hóa thạch khác.

Tiến sĩ Kufner nhận định: “Không có dấu hiệu nào cho thấy xác chúng bị nước cuốn đi. Chúng dường như đã sống, chết và bị chôn vùi ngay tại chính nơi này.”

Chân dung một con Metoposaurus điển hình, to bằng cá sấu hiện đại - Ảnh đồ họa: Christian Pérez

Chân dung một con Metoposaurus điển hình, to bằng cá sấu hiện đại - Ảnh đồ họa: Christian Pérez

 

Đặc biệt, trong số 19 bộ xương được tìm thấy có đủ các độ tuổi từ con non, vị thành niên đến trưởng thành giúp tái hiện vòng đời của loài này. Đây là dữ liệu quý hiếm trong nghiên cứu cổ sinh vật học.

Dựa trên hiện trường, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng những con Buettnererpeton bakeri đã sống theo đàn trong một vùng nước lặng, nơi có điều kiện lý tưởng để sinh sản. Tuy nhiên, khi môi trường dần khắc nghiệt hơn có thể do hạn hán hoặc thay đổi khí hậu chúng không thể di chuyển đến nơi khác và dần chết đi. Các lớp bùn mịn từ các trận lũ sau đó đã chôn vùi xác chúng, tạo thành một “nghĩa địa gia đình” có giá trị khảo cổ đặc biệt.

Ngoài hóa thạch của các quái vật cổ đại, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy dấu tích của thực vật, động vật hai mảnh vỏ và cả phân hóa thạch góp phần khắc họa rõ nét hơn hệ sinh thái nơi đây cách đây hàng trăm triệu năm.

Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm