Bí ẩn những cặp tượng Hộ Pháp khổng lồ bằng đất sét trong chùa Việt
Những bí mật ẩn chứa phía sau cánh cổng ở Tử Cấm Thành / Tiết lộ bí mật quá trình xây dựng Tử Cấm Thành
Khuyến Thiện – Trừng Ác từ tâm
Ở một đất nước mà nông nghiệp là nguồn cội thì hai yếu tố đất và nước luôn trở nên vô cùng quan trọng và gắn bó lâu đời với người Việt. Đất không chỉ là nơi để cây cối sinh sôi nảy nở, mà từ lâu người Việt đã biết dùng đất để tạo nên những tác phẩm điêu khắc Phật giáo hết sức tinh xảo và tuyệt mỹ. Nghệ thuật tạo tượng từ đất của Việt Nam có tiếng nói nghệ thuật và ngôn ngữ tạo hình riêng biệt so với nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Bởi được tạo tác từ một loại vật liệu vô cùng gần gũi nên không hiếm những tác phẩm Phật giáo độc đáo, có kích thước lớn được tạo tác cách đây nhiều thế kỷ vô cùng độc đáo. Trong số đó phải kể đến cặp Hộ pháp: Khuyến Thiện – Trừng Ác được đặt tại chùa Trung thuộc khuôn viên chùa Thầy (dưới chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội).
Cặp tượng Hộ Pháp khổng lồ ông Khuyến Thiện (trái) và ông Trừng Ác bằng đất nung tại chùa Thầy.
Hai bức tượng Khuyến Thiện – Trừng Ác này được đắp từ khoảng thế kỷ XIV và XVII. Cặp Hộ pháp có kích thước đồ sộ dù được chế tác ngồi nhưng vẫn cao gần 4m. Đây được coi là cặp Hộ pháp có kích thước lớn nhất tại các ngôi chùa Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Cả hai pho tượng đều khoác trên mình trang phục như võ tướng, đầu đội mũ trụ, mặc áo giáp, thân thể vạm vỡ, ngồi trên sư tử, có sẵn khí giới để bảo vệ đạo pháp. Tượng Khuyến thiện được tô mặt trắng, nét mặt thanh thản, đặt bên tay trái bàn thờ Phật, tay cầm viên ngọc thiện tâm. Tượng Trừng ác được tô mặt đỏ, đặt bên tay phải bàn thờ Phật. Tượng có nét mặt thần giận dữ, lăm lăm vũ khí để trừng trị kẻ ác tâm như răn đe mọi người lánh xa con đường dẫn đến mọi cái ác xấu.
Cũng được tạo tác bằng đất sét nhưng có kích thước nhỏ hơn, cặp Hộ pháp tại chùa Nôm (làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) cũng có kích thước cao hơn 3m tính cả bệ đỡ. Dù cùng được làm bằng nguyên liệu đất sét nhưng vẻ ngoài của hai bức tượng Khuyến Thiện – Trừng Ác của chùa Nôm không được sơn bằng những màu sắc bắt mắt như tại chùa Thầy. Dù được tạo tác từ vật liệu gì và có kích thước khác biệt thì hai vị thần Hộ pháp này đều có phát tích từ Ấn Độ cổ xưa…
Theo thượng tọa Thiên Đạo, việc thờ tượng ông khuyến thiện và ông Trừng ác để thể hiện sự tồn tại biện chứng của hai mặt đối nghịch Thiện và Ác vẫn thường tồn tại trong cuộc sống thường ngày. Đây là một hình thức giáo dục con người sâu sắc, khuyên răn mỗi người nên ăn hiền ở lành, không được có dã tâm, làm hại người khác, khiến ai đó đau khổ.
Những người làm việc lành sẽ được các vị Thiện Thần ủng hộ, làm ác thì bị các vị Ác Thần trừng phạt khiển trách. Quan điểm đó mang ý nghĩa nhắc nhở mọi người sống tốt, thiện tâm. Ngoài ra, theo lời Đức Phật, không chỉ có chư thiên mới là Hộ Pháp mà tất cả mọi người, ai có tâm ủng hộ Phật pháp, trừ bỏ cái ác, khuyến khích phát triển cái thiện trường tồn ở thế gian, làm lợi cho chúng sinh đều được coi là Hộ Pháp.
Nhiều người thắc mắc chùa là nơi hướng dẫn Phật tử trở về con đường lành, thờ ông thiện đủ rồi, tại sao lại thờ ông ác? Nhưng hình tượng ông thiện ông ác, mang một ý nghĩa thâm trầm, cao siêu hơn. Bởi vì lòng từ bi trong nhà Phật lúc nào cũng muốn đem lại sự an vui lợi lạc cho tất cả chúng sanh, nhưng vì trình độ chúng sanh không giống nhau, nên các phương tiện hóa độ của chư Phật, Bồ tát cũng khác nhau. Có người dùng lời hiền hòa, cử chỉ thương yêu chỉ dạy họ liền cảm mến nghe theo. Có người ngang bướng thì dùng lời hiền hòa không thể cảm hóa, buộc lòng phải có thái độ dường như ác dữ mới chuyển được họ.
Người dùng lời hiền hòa chỉ bảo dạy dỗ chúng ta, nhà Phật gọi là thiện hữu tri thức. Ngược lại những người rầy rà mắng chửi chúng ta, nhà Phật gọi là ác tri thức hay còn gọi “hạnh từ bi thuận”, “hạnh từ bi nghịch”. Nghe nói ác là mình không ưa, điều này hầu hết Phật tử đều nhìn nhận như vậy, nhưng nhà Phật không nghĩ thế.
Bởi vì với người tu nhất là tu Phật, chúng ta không nên nhìn một mặt, mà phải nhìn thấu suốt toàn diện. Khi gặp khó khăn, những lúc thối chí, chúng ta phải nhờ thiện hữu tri thức hiền lành an ủi nhắc nhở, mới cố gắng vươn lên được. Nhưng khi tu hành an ổn, tự thấy như mình đạt đạo tới nơi thì tâm sanh kiêu mạn, tự hào.
Tinh hoa hồn quê đất Việt
Ý nghĩa của hai vị Hộ pháp cũng xuất phát từ những điều hiển nhiên trong đời sống con người nên thật dễ hiểu nguyên liệu đất sét lại trở nên phù hợp, gần gũi với người Việt hơn bao giờ hết. Các căp Hộ Pháp nói chung và tượng Phật tạo tác bằng đất nung nói chung đều được tạo tác từ đất sét, giấy bản giã nhỏ trộn mật, trứng... mặt ngoài vẽ sơn chống ẩm. Theo TS. Đinh Viết Lực, nguyên liệu chính của tượng đấp đắt là đất sét sạch. Đất chọn làm tượng phải là đất sét lấy từ ruộng sạch, vì cửa Phật là nơi tôn nghiêm, thanh tịnh…
Đất sét sau khi đào lên sẽ được đem phơi thật khô, đập nhỏ thành bột, sàng lọc kỹ, bỏ những hạt sạn… Khi bột đất đã mịn, thật mát tay mới dùng làm tượng. Bột đất sét được nhào trộn với nước vôi (đã lọc bỏ cặn vôi tạp), rễ si, mật mía, giấy bản, mùn cưa, vỏ trấu.
Khi phần nguyên liệu đã đạt đúng yêu cầu kỹ thuật, nghệ nhân phải dựa theo hình tướng của khối tượng định đắp xem ở tư thế nào như thế đứng hay thế ngồi, tĩnh hay động, thẳng trục hay vặn mình… mà dùng tre đã ngâm thật kỹ chẻ thành từng thanh, hay dùng những cành gỗ mít đã ngâm kỹ, bóc vỏ, phơi khô rồi cài liên kết với nhau. Để cố định, nghệ nhân dùng lạt tre ngâm, rễ cây si, hoặc sợi dứa buộc thành bộ xương cho tượng.
Tiếp đến, họ dùng hỗn hợp đất sét đã luyện kỹ đắp dần lên bộ xương tượng từng lớp đất một. Chờ ổn định phần trong, khi đã liên kết tốt với bộ xương tượng, nghệ nhân tiếp tục bả hỗn hợp đất vào để tạo hình những mảng khối lớn (khối chính), khối phụ và các chi tiết nhỏ… Sau đó, nghệ nhân dùng rơm nén chặt vào trong những khoảng rỗng của cốt tre và ủ tượng cho khô dần để tránh nứt đất do hiện tượng co ngót đột ngột.
Khi các khối điêu khắc cơ bản của tượng đã hoàn thành, nghệ nhân mới bắt đầu đi sâu diễn tả, gọt tỉa các chi tiết, đánh bóng các mảng khối của tượng Phật. Công việc cuối cùng là rút rơm ra, rồi sơn thếp tượng đất theo một qui trình công nghệ bó thếp sơn ta như làm vóc, phủ sơn, thếp bạc toát cánh gián, tô vẽ tả thần rồi phủ bóng.
TS Đinh Viết Lực cho rằng: “Những tượng Phật, La Hán, Hộ Pháp, Chư vị đắp bằng đất sét là di sản văn hóa vô cùng quý giá của dân tộc ta. Ngày nay, nghệ nhân tạo tác các loại tượng này không còn nhiều nữa. Những tượng Phật đắp bằng đất sét đang xuống cấp theo năm tháng và đã bị thay dần bằng các tượng gỗ. Nguy cơ mất hết các pho tượng đắp bằng đất sét là không xa.
Đã đến lúc cần đến sự quan tâm đặc biệt và có biện pháp hữu hiệu của các vị chức sắc tôn giáo, các nhà quản lý văn hóa và cần đến sự lưu tâm cụ thể của các nhà sư trụ trì tại các ngôi chùa cổ ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ để bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc