Chuyện hoang đường về những điểm du lịch “ma ám” ở Bắc Kinh
Những bức ảnh tiết lộ các khoảnh khắc kỳ quặc trong lịch sử / Phát hiện một loài cá xấu xí nhất trong lịch sử
Cố Cung hay còn gọi là Tử Cấm Thành
Với lịch sử trải dài hơn 600 năm, những bức tường thành kiên cố này đã lưu giữ bao bí mật của vua chúa nhà Minh, nhà Thanh. Đã có biết bao cuộc hành quyết diễn ra bí mật hoặc công khai trong Tử Cấm Thành.
Rất nhiều người đã chết oan uổng ở đây vì những âm mưu hãm hại. Người Trung Quốc có câu “máu nhuộm đỏ tường thành” là vì vậy. Cố Cung giờ đã được chuyển thành nơi tham quan du lịch với lực lượng bảo vệ túc trực ở đây cả ngày lẫn đêm.
Tuy vậy, người dân Bắc Kinh vẫn truyền tai nhau rằng trong Cố Cung thường có những con vật lạ chạy trong sân vườn lúc đêm xuống dù ở đây không nuôi bất cứ con vật nào. Đôi khi còn có tiếng khóc nỉ non vọng ra từ một góc vườn, góc giếng nào đó…
Dù tất cả những chuyện này chỉ là truyền tai nhưng không thể phủ nhận những trò đấu đá và âm mưu quỷ quyệt là có thật ở chốn thâm cung. Những chuyện như vậy đã truyền cảm hứng cho biết bao bộ phim cổ trang Trung Quốc từ trước đến nay.
Cung Vương Phủ
Cung Vương Phủ nằm trên phố Liễu Ấm, quận Tây Thành từng thuộc quyền sở hữu của “Đệ nhất tham quan” triều nhà Thanh - Hòa Thân. Hòa Thân cũng có riêng một hậu cung cho mình với hơn 80 thê thiếp.
Trong phủ có một nơi được xây dựng kỳ công mà Hòa Thân dành riêng cho một người thiếp có tên là Phùng Thị, người thiếp này rất được Hòa Thân yêu chiều. Sau khi người con trai do Phùng Thị sinh ra bị chết yểu, người mẹ đau buồn sinh ra bệnh tật và cũng sớm qua đời.
Kể từ đó, dân gian bắt đầu đồn đại rằng Cung Vương Phủ bị hồn ma Phùng Thị ám. Buổi đêm, người trong phủ thường nghe thấy tiếng phụ nữ khóc, thậm chí có người còn khẳng định họ từng nhìn thấy bóng phụ nữ mặc áo trắng lướt đi trong vườn của Cung Vương Phủ.
Quỷ Nhai (Phố Quỷ)
Nằm ở Đông Trực Môn, quận Đông Thành, Quỷ Nhai là một khu phố lớn mà người dân Bắc Kinh thường lui tới. Cuộc sống ở Quỷ Nhai cả ngày lẫn đêm đều nhộn nhịp, nhiều màu sắc nhưng người ta vẫn truyền tai nhau những câu chuyện ma quỷ từ đời này sang đời khác.
Những chuyện được kể thường lấy bối cảnh ở những thập niên trước, khi đó Quỷ Nhai còn là phố bán quan tài. Một phố kinh doanh mặt hàng đặc biệt như vậy không phải lúc nào cũng đông khách, thường mỗi ngày chỉ có vài người tới mua hàng.
Vậy là con phố dài hun hút, hiu quạnh, bày đầy quan tài trở thành một nơi lý tưởng sinh ra những câu chuyện rùng rợn. Kể từ năm 1997, nơi đây bắt đầu chuyển thành khu phố mua sắm nhưng tên phố “kinh dị” vẫn được giữ nguyên để nhớ về gốc tích ban đầu của nó.
Tùng Pha Đồ thư quán (Thư viện Tùng Pha)
Nằm ở ngõ Thạch Hổ số 7, quận Tây Thành, Tùng Pha Đồ thư quán là một địa chỉ lịch sử. Nơi này từng được tướng Ngô Tam Quế lưu lại. Tướng Ngô vốn là quan võ dưới triều Minh, sau ông đã bỏ Hoàng đế Sùng Trinh để đi theo quân Thanh dưới sự chỉ huy của Đa Nhĩ Cổn.
Ngô Tam Quế có một ái thiếp là Trần Viên Viên. Sau khi có được địa vị cao dưới triều Thanh, ông dần dần quên lãng người thiếp này khiến Trần Viên Viên uất ức treo cổ tự vẫn. Kể từ đây, người ta đồn đại rằng linh hồn cô gái trẻ đã ám cả con ngõ nhỏ Thạch Hổ và dinh cơ Tùng Pha.
Xung quanh sự nghiệp của danh tướng Ngô Tam Quế, nhân vật Trần Viên Viên từng có vai trò chi phối rất lớn, câu chuyện về Ngô Tam Quế và Trần Viên Viên cũng được phản ánh nhiều trong những bộ phim dã sử Trung Quốc.
Triều Nội Đường (Nhà thờ Triều Nội)
Nằm ở số 81 phố Triều Dương Môn Nội, quận Triều Dương, nhà thờ Triều Nội luôn xuất hiện trong những câu chuyện ma quỷ của người dân Bắc Kinh. Người ta kể rằng vị thầy tu người Anh đứng ra xây dựng nhà thờ đã biến mất không dấu vết sau khi nhà thờ được hoàn thành.
Một đội cảnh sát sau đó đã được cử tới để điều tra vụ việc. Họ đã tìm thấy một đường hầm bí mật xây dưới lòng đất, chạy ra tới phố Tửu Tiên Kiều ở khu Đại Sơn Tự.
Sau này, khi triều Thanh sụp đổ, nhà thờ được chính quyền phân cho viên chức tới ở. Được biết, vợ của một viên chức từng lưu lại đây đã trở nên mất trí và tự tử ngay trong nhà thờ. Người dân xung quanh nhà thờ còn thêu dệt nên rằng họ thường nghe thấy tiếng hét vang vọng dọc hành lang nhà thờ vào buổi đêm.
Ngày nay, nhà thờ Triều Nội bị bỏ hoang, với vẻ ngoài có phần kỳ dị của nó, bất cứ ai đi ngang qua ngay cả trong ban ngày cũng cảm thấy hơi sợ.
Hồ Quảng Hội quán
Hồ Quảng Hội quán bị đồn có ma ám bởi nó được xây dựng trên một mảnh đất trước đây từng là nghĩa địa. Dưới thời Cộng hòa, một người từ tâm đã quyết định cho xây một ngôi nhà dành cho người nghèo không nhà cửa đến ở.
Khi xây xong, một người bị bệnh phong được thuê làm quản gia. Người quản gia có vẻ ngoài đáng sợ khiến không ai dám lại gần tòa nhà và những câu chuyện giật gân bắt đầu được người dân xung quanh nghĩ ra.
Giờ đây Hồ Quảng Hội quán đã trở thành điểm đến thường xuyên cho những ai yêu kinh kịch. Công trình nằm ven cầu Hổ Phường, quận Tuyên Vũ. Người ta đồn rằng khi đi qua đây, thử ném một hòn đá vào trong vườn, chắc chắn sẽ có tiếng chửi vang lên dù bên trong không có người.
Mộ của Viên Sùng Hoán
Nằm ở quận Đông Thành, mộ của tướng Viên được tin là luôn có linh hồn của chủ nhân vương vấn xung quanh. Viên Sùng Hoán đương thời là một tướng giỏi, trung thành với triều Minh. Tuy vậy, những lời gièm pha hãm hại đã khiến hoàng đế nghi ngờ ông. Cuối cùng, ông bị hoàng đế Sùng Trinh xử tội lăng trì.
Đáng buồn thay cho Viên Sùng Hoán, đương thời, chẳng mấy ai tin vào lòng trung thành của ông, tội phản quốc giáng xuống khiến dân chúng nhất loạt tin là thật. Khi án lăng trì xử xong, dân Bắc Kinh tức giận tràn lên giảo đài giày xéo thi hài tướng Viên. Chỉ có đầu của ông được các thuộc hạ trung thành liều mình vào cứu và đem chôn ở nơi ngày nay là số 52 phố Hoa Thị, Sùng Văn Môn, quận Đông Thành.
Nơi ở của Tào Tuyết Cần
Ngôi nhà cổ nằm ở số 33 ngõ Tiểu Thạch Hổ, Tây Đan, quận Tây Thành là nơi nhà văn Tào Tuyết Cần từng ở và viết ra cuốn Hồng Lâu Mộng, một trong “tứ đại kỳ thư” tuyệt tác của văn học Trung Quốc.
Giống như gia đình họ Giả trong truyện, nhà văn Tào Tuyết Cần vốn sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc nhưng thời thế thay đổi, nhà ông suy sụp và ly tán. Họ Tào lớn lên trong nghèo khó và cả đời sống trong cơ cực, bất hạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán