Bí ẩn 'nước mắt nữ thần lửa' phun ra từ núi lửa Hawaii
Xác ướp không phải con người tiết lộ "đất châu báu" đầy vàng 3.000 năm / Tưởng là xác chim, ngỡ ngàng phát hiện chính là xác ướp người
Vào năm 2016, hồ dung nham trên miệng núi lửa Kilauea ở Hawaii, Mỹ, phun trào, bắn tung những mảnh vụn đá núi lửa vào không trung. Nhà địa chất học ở Trạm quan sát Núi lửa Hawaii (HVO) đãphát hiện một vật kỳ lạ.
"Nó có dạng hình cầu, bên trong rỗng hoàn toàn và phía ngoài là lớp vỏ thủy tinh mỏng rất dễ vỡ", Janet Babb, nhà địa chất học kiêm cán bộ thông tin ở trạm quan sát chia sẻ.

Các nhà khoa học gọi vật thể tìm được là "nước mắt lạnh của Pele" để chỉ nữ thần lửa của Hawaii và những phân tử thủy tinh hình giọt nước mắt tạo thành khi dung nham nóng chảy nguội nhanh.Giọt nước mắt của Pele” có hình quả trứng, được tìm thấy ở hố Halema’umua’u, cách mặt dung nham khoảng 110m. Quả trứng dài hơn 1cm, rỗng ruột.
“Nó giống như quả bóng bay vậy. Rỗng trong, vỏ mỏng, mong manh như thủy tinh”, Janet Babb, nhân viên quan sát đài địa chất cho biết. Trước đó, núi lửa Kilauea cũng từng phun ra vật thể có tên “’hollow spherules”, nhưng vật thể này nhỏ hơn nhiều.
Sụt lở đá và những sự kiện hậu phun trào diễn ra tương đối phổ biến ở hồ dung nham. Chúng xảy đến bất ngờ, khiến dung nham nóng chảy, mảnh vụn đá và tàn tro văng lên cao.
Babb cho biết có nhiều loại mảnh vụn bắn ra từ hồ dung nham. Ngoài "nước mắt của Pele", dung nham còn hình thành "tóc của Pele" - những sợi mảnh màu vàng giống thủy tinh dễ vỡ và "tảo biển của Pele" - các tấm thủy tinh núi lửa hình thành dưới tác động của gió.
Các nhà khoa học đã đập quả trứng thủy tinh mẻ một chút để tìm hiểu cấu trúc bên trong. Do quả bóng thủy tinh quá dễ vỡ nên các nhà khoa học không thể vận chuyển nó, đành để trưng bày trong hành lang đài quan sát núi lửa, nhưng không đón khách tham quan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'