Bí ẩn kỳ lạ về bộ tộc mà người chồng có thể 'trao đổi' vợ mình với người khác
Bí ẩn lăng mộ hoàng đế chôn cùng lá chè cổ nhất thế giới / Những bí ẩn "động trời" về nữ hoàng Ai Cập Cleopatra
Bộ tộc Drokpa hiện có dân số khoảng 2500 người, sống tại 3 ngôi làng nhỏ Dhahnu, Darchik và Garkun ở Ladakh. Đây là vùng nằm giữa Jammua và Kashmi, nơi vẫn tồn tại tranh chấp biên giới giữa hai nước Ấn Độ và Pakistan.
Các nhà sử gia cho rằng, những thế hệ người Drokpa đầu tiên là một nhóm của quân đội Alexander. Sau cuộc chiến tranh Porus vào năm 326 trước công nguyên, họ lạc mất phương hướng để trở về Hy Lạp. Họ tới Dhahnu rồi định cư tại đó vì đây cũng là thung lũng màu mỡ nhất vùng Ladakh.
Bộ tộc Drokpa có hủ tục "trao đổi" vợ khá kỳ lạ. Ảnh: VnExpress
Người Drokpa thừa nhận Phật giáo, nhưng nhiều phong tục của họ rất giống với Ấn Độ giáo. Giống như người Hindu, họ thờ phụng các vị thần, thích âm nhạc, khiêu vũ, uống rượu lúa mạch, đồ trang sức và hoa.
Nhưng trái với những phong tụcđầy thú vị trên, thì ở bộ tộc Drokpa lại tồn tại một hủ tục vô cùng khó hiểu. Từ nhiều đời nay, người Drokpa vẫn lưu truyền thống ôm hôn nhau thoải mái giữa đám đông. Và đặc biệt, người chồng có quyền “trao đổi” vợ tự do với người khác mà không cần để ý tới mối quan hệ hôn nhân. Thậm chí họ còn mặc cả với nhau trước khi đưa ra quyết định. Những người vợ không được quyền lên tiếng nói.
Điều này cũng chứng minh phần nào về thân phận của người phụ nữ trong bộ tộc Drokpa không được coi trọng, nếu không muốn nói là có phần thiệt thòi so với phụ nữ ở các nước khác trên thế giới. Họ phải nghe lời chồng đến ở và làm vợ, tất nhiên là bao gồm cả những chuyện "sinh hoạt riêng tư" với một người đàn ông xa lạ.
Chưa kể, một số người vợ còn bị chồng mình "cắt cử" đến nhà người đàn ông khác nhiều tuần liền, trong khi vợ của người đàn ông đó thì lại đến nhà mình, đóng thế vai mình để làm vợ và ăn ngủ cùng chồng mình.
Tuy nhiên, nói thì nói vậy, bởi hủ tục này càng ngày càng nhận được khá nhiều chỉ trích từ chính quyền địa phương có tư duy cấp tiến, hoặc từ các nhà bảo vệ quyền lợi con người, nhất là quyền phụ nữ. Thế nên, hủ tục này càng ngày càng mai một và không được phép công khai nữa.
Theo tìm hiểu thì được biết, người Drokpa nổi tiếng với ngoại hình nổi bật. Khác hoàn toàn với những tộc người khác sống ở Ladakh, đàn ông và phụ nữ đều có gương mặt ưa nhìn, sống mũi cao, đôi mắt to, với hàng lông mày rậm. Ngoài ra, họ cũng có một số nguồn thu nhập khác như buôn bán nho, quả óc chó, nhiều loại rau xanh…
Trang phục truyền thống của họ sử dụng len làm chất liệu chính. Đàn ông ở đây mặc áo len rộng cùng với quần len cạp cao. Trong khi đó, trang phục dành cho phụ nữ là những chiếc váy len được làm thủ công từ các loại vỏ, hạt và đồ trang sức bạc. Cuối cùng, mũ da dê chính là món đồ không thể thiếu để tạo nên một bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh. Chúng được trang trí tỉ mỉ bằng nhiều loại hoa, đồng xu và vỏ sò, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của bộ tộc vùng Ladakh này.
Nhưng thứ làm nên linh hồn của bộ phục trang truyền thống của người Drokpa đó chính là mũ da dê. Cái tên đã nói lên tất cả, loại mũ này được làm từ da dê sau khi đã qua công đoạn xử lý mùi và làm khô hoàn toàn. Chúng còn được trang trí vô cùng đẹp từ các loại hoa, vỏ sò, đồng xu. Cùng với mũ, thì chiếc áo choàng có đính lông dài lướt thướt của người dân ở bộ tộc này cũng thể hiện một nét văn hóa rất riêng biệt, đặc trưng.
Chưa hết, đó chỉ là vẻ bề ngoài, còn đời sống tinh thần của người Drokpa cũng vô cùng phong phú. Họ điềm nhiên sống chan hòa với thiên nhiên như bao bộ tộc thiểu số, tách biệt với nền văn minh loài người khác trên thế giới. Thi thoảng họ sum họp hát hò với nhau, ca hát ngay cả khi đang làm việc trên cánh đồng hoặc hái táo, thu hoạch nho. Đặc biệt lý thú là bạn có thể bắt gặp hình ảnh các cô gái Drokpa tụm lại chỉnh trang chiếc mũ cầu kỳ sặc sỡ của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé