Khám phá

Bí ẩn sinh vật ra đời vào ngày thiên thạch tiêu diệt hết khủng long

Trong "ngày tận thế" của khủng long 66 triệu năm về trước, một loài sinh vật bay to lớn đã từ bỏ bầu trời để... xuống biển sống, mở đầu cho sự ra đời của một giống loài hoàn toàn mới.

Trái Đất đang bị rò rỉ, phun lên dung nham đầy sắt? / 3 kịch bản sốc cho "tuổi già" của Trái Đất

Nghiên cứu mới từ Đại học Flinder (Úc) và Đại học Cantebury (New Zealand) đã trình bày phát hiện vềsinh vật được cho là "liên kết bị mất" trong lịch sử hình thành loài chim cánh cụt.

Các đặc điểm giải phẫu của phần hài cốt hóa thạch cho thấy sinh vật này vừa mới từ bỏ khả năng bay và phát triển cơ thể để phù hợp với cuộc sống lưỡng cư. Nó được đặt tên là Kupoupou stilwelli, một loài hoàn toàn mới.

Bí ẩn sinh vật ra đời vào ngày thiên thạch tiêu diệt hết khủng long - Ảnh 1.

Ảnh mô tả một con chim cánh cụt sơ khai - Ảnh: Jacob Blokland, Flinders University

Kupoupou stilwelli là một con chim kỳ quặc cao khoảng 1,1 m, tương đương với chim cánh cụt hoàng đế thời hiện đại. Chúng đã từng lang thang trên Trái Đất cùng thời với những con chim cánh cụt khổng lồ cao bằng con người. Tuy nhiên, Kupoupou stilwelli mang những đặc điểm chuyển tiếp rõ ràng hơn các người anh em.

Sinh vật này đã giúp các nhà khoa học lật lại lịch sử và tìm ra nguyên nhân xuất hiện của loài chim kỳ dị không biết bay này: Chính thiên thạch khổng lồ giết chết loài khủng long 66 năm về trước đã biến đổi dòng họ chim cánh cụt mãi mãi và tạo ra sinh vật này, một chim cánh cụt sơ khai.

Ban đầu, tổ tiên của chim cánh cụt cũng biết bay như mọi loài chim khác. Nhưng trong bối cảnh khí hậu biến đổi bất thường vì cú va chạm thiên thạch, chúng đã trốn xuống đại dương để sống sót, bởi trong những ngày núi lửa, cháy rừng khắp nơi, các đám mây bụi che mất ánh mặt trời thì biển khơi trở thành một thế giới an toàn cho hầu hết các sinh vật.

Tất nhiên không phải chúng bỗng dưng bơi được. Cùng với các con khủng long cuối cùng và nhiều sinh vật nhỏ bé khác của trái đất, tổ tiên biết bay của chim cách cụt cũng bị giết chết rất nhiều trong suốt vài triệu năm cố gắng tiến hóa để sống dược dưới nước. Theo nhà cổ sinh vật học Paul Scotfeild, thành viên nhóm nghiên cứu, các bằng chứng khảo cổ khác cho thấy chúng đẽ tiến hóa nhanh vượt bậc cho đến khoảng 60 triệu năm về trước, để rồi phát triển thành nhiều loài chim cánh cụt đa dạng.

Các hóa thạch chim cánh cụt kỷ Phấn Trắng này được tìm thấy ở Đảo Chatham, ngoài khơi New Zealand. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học Palaeontologia Electronica.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm