Khám phá

Choáng váng: Một "Trái Đất trong gương" có thể sống được

Phiên bản "trong gương" gần như hoàn hảo của Trái Đất và mặt trời đã được tìm thấy ở cách chúng ta 3.000 năm ánh sáng.

Trái Đất đang bị rò rỉ, phun lên dung nham đầy sắt? / 3 kịch bản sốc cho "tuổi già" của Trái Đất

Ngoại hành tinh đặc biệt mang tên KOI-456.04 quay quanh một ngôi sao mẹ giống Mặt Trời mang tên Kepler-160. Bản thân ngoại hành tinh được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Max Planck (Đức) xác định là có kích thước khoảng 1,9 lần kích thước trái đất, nhưng là một hành tinh đá cùng loại với hành tinh chúng ta và điều kiện sống có thể y hệt.

Choáng váng: một trái đất trong gương có thể sống được - Ảnh 1.

Ảnh đồ họa mô tả "Trái Đất trong gương" và một mặt trời đỏ - Ảnh: SCI-TECH DAILY

Một năm trên "Trái Đất trong gương" này cũng không chênh lệch so với một năm trên Trái Đất của chúng ta là bao nhiêu: 378 ngày. Điều đặc biệt nhất, các phép đo cho thấy nó nhận được ánh sáng từ ngôi sao mẹ khoảng 93% so với ánh sáng mà trái đất nhận được mặt trời, vì vậy nó có thể sở hữu khí hậu ôn đới dễ chịu. "Trái Đất trong gương" nằm hoàn toàn trong cái gọi là "vùng sự sống" hay "vùng có thể ở được" của ngôi sao mẹ.

Các phép tính cho thấy khả năng hành tinh này sở hữu nước ở dạng lỏng – điều kiện tiên quyết cho sự sống – là rất cao. Bản thân sao mẹ của ngoại hành tinh hơi yếu hơn so với mặt trời và phát ra bức xạ hồng ngoại, điều đó cho thấy nó có thể là một sao lùn đỏ.

Nghiên cứu có sự phối hợp với Đài thiên văn Sonneberg, Đại học Göttingen (Đức), Đại học California ở Santa Cruz và NASA (Mỹ).

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm