Bí ẩn thành Bát Quái độc nhất vô nhị Việt Nam: Ở nơi ít ai nghĩ đến, nay nằm dưới chân biểu tượng 1 thành phố
Chuyện ít biết về bảo vật được 'tái sinh' ở thành Cổ Loa, Bác Hồ đến thăm và giải nghĩa / Thành cổ huyền bí tạc mình trong lòng đá sa thạch hồng
Trong xuyên suốt lịch sử Việt Nam, có rất nhiều tòa thành đã được dựng lên ở mỗi vương triều. Trong số đó, thành Bát Quái được biết đến là một trong những tòa thành kiên cố nhất. Nơi đây từng chứng kiến những cuộc chiến khốc liệt giữa các thế lực phong kiến ở Việt Nam.
Thành Bát Quái còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như thành Phiên An, Quy Thành. Nó được nhà Nguyễn xây dựng ở Trấn Gia Định, thuộc trung tâm TP.HCM ngày nay. Thành Bát Quái tồn tại từ năm 1790 – 1859, ngày nay đã bị phá hủy hoàn toàn.

Thành Bát Quái là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây và phong thủy Á Đông. Để tạo ra nó, nhà Nguyễn đã huy động 30.000 nhân công làm ngày làm đêm. Tòa thành có 3 lớp bảo vệ gồm: trong cùng bằng đá cao 6,3m, chân tường dày 36,5m, giữa là lớp hào rộng 76m, sâu 6,8m, và lớp ngoài cùng bằng đất với chu vi gần 4.000m. Năm xưa, binh lính canh giữ khắp các tháp canh hình bát giác của tòa thành. Ban ngày họ sẽ liên lạc bằng cờ hiệu, ban đêm thì có đèn hiệu.

Được biết, Thành Bát Quái xây dựng khi cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh đang vô cùng khốc liệt. Bấy giờ, Nguyễn Ánh sau khi giành được vùng Gia Định đang dốc sức phòng thủ nơi này, cố gắng chống lại quân của vua Quang Trung. Thành Bát Quái được xây lên đã giúp quân nhà Nguyễn ổn định được khu vực Gia Định thời gian dài. Bởi sự kiên cố của nó khiến quân Tây Sơn không thể chiếm thành thêm một lần nào nữa.
Năm 1792, sau khi vua Quang Trung đột ngột qua đời, binh lính Tây Sơn cũng yếu đi rõ rệt. Nhân cơ hội đó, quân nhà Nguyễn đã đánh bại nhà Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn. Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu Gia Long, đóng đô tại Huế. Lúc bấy giờ Thành Bát Quái là nơi do Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt trấn giữ.

Sau này vua Minh Mạng nghi ngờ Lê Văn Duyệt có ý đồ tạo phản nên đã san phẳng mồ mả vị Tổng trấn này. Điều đó khiến Lê Văn Khôi (con Lê Văn Duyệt) ôm hận, quyết định nổi loạn, chiếm Thành Bát Quái và 6 tỉnh Nam Kỳ. Phải mất đến 2 năm triều đình nhà Nguyễn mới dẹp loạn, bình ổn được khu vực này.
Để không xảy ra chuyện tương tự, vua Minh Mạng sau đó đã cho phá hủy tòa thành Bát Quái năm xưa Gia Long dày công xây dựng. Đến năm 1836, để trấn thủ Gia Định, vua Minh Mạng cho xây lại một tòa thành khác tên là thành Phụng.

Thành Bát Quái cuối cùng đã bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên, theo nhà bác học Trương Vĩnh Ký, trung tâm của tòa thành này nằm ở ngay dưới chân nhà thờ Đức Bà hiện tại. Năm đó khi đào móng xây nhà thờ, đội ngũ thợ xây đã phát hiện ra phía dưới có nhiều gạch vụn, tro, tiền cổ, đạn đại bác, đá khối… Không chỉ vậy, khu vực đường Đồng Khởi, Lý Tự Trọng, nhà thương Đồn Đất (Bệnh viện Nhi Đồng 2), nay là góc đường Lý Tự Trọng và Chu Mạnh Trinh cũng phát hiện ra tàn tích của Thành Bát Quái.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Trâu rừng dũng mãnh húc thủng ngực sư tử, thoát chết ngoạn mục
CLIP: Chủ quan, lợn rừng trở thành miếng mồi ngon của bầy sư tử hung dữ
Người dân Ấn Độ vẫn dùng nước sông Hằng mỗi ngày dù ô nhiễm nặng mà không sao, khoa học đã tìm ra lời giải
CLIP: Báo hoa mai tung 'tuyệt kỹ khinh công' xuất sắc, đoạt mạng linh dương trong một nốt nhạc
Các nhà khoa học lên kế hoạch dùng máu người để dụ 'người ngoài hành tinh' trên sao Hỏa lộ diện

CLIP: Cặp chim dikkop dũng cảm hợp sức đánh đuổi thằn lằn bảo vệ tổ trứng