Bí ẩn trong lăng mộ Càn Long, quan tài nặng hàng tấn có thể tự 'di chuyển'
Người Trung Quốc giàu nhất nhất thế kỷ 18, đến cả Càn Long cũng không thể sánh bằng / Từ Hi Thái hậu chết, miệng ngậm viên dạ minh châu, Càn Long ngậm miếng ngọc tạc hình ve sầu, vì sao Võ Tắc Thiên lại ngậm miếng gỗ?
Có vô số những bí ẩn liên quan đến lăng mộ của Càn Long đến nay vẫn chưa có lời giải. Trong số đó phải kể đến việc quan tài của vua Càn Long nặng đến hàng tấn có thể tự "dịch chuyển" hai lần.
Lần 1 vào năm 1928, "mộ tặc" Tôn Điện Anh cùng đồng bọn khai quật để lấy trộm báu vật. Trong địa cung của Thanh Dụ Lăng có lớp cửa đá vô cùng kiên cố. Ba lớp cửa trước bọn đạo mộ dễ dàng mở được nhưng đến lớp cửa đá thứ 4 không thể nào mở được, cuối cùng chúng phải dùng đến một lượng thuốc nổ có sức công phá lớn. Nhờ vậy, nhóm trộm mộ tiến vào bên trong và vơ vét báu vật. Trong quá trình cướp bóc cổ vật lăng mộ của Càn Long, nhóm trộm mộ do Tôn Điện Anh dẫn đầu vô cùng sợ hãi khi thấy cảnh tượng kỳ lạ. Không biết vì lý do gì mà quan tài của Càn Long có thể "tự đi" đến vị trí gần cửa lăng mộ. Nhìn thấy cảnh tượng đó, nhóm trộm mộ vội vã tháo chạy cùng với số bảo vật đã lấy được.
Sau sự việc này, Thanh Dụ Lăng được tu sửa và quan tài của vua Càn Long được đặt về vị trí cũ. Thế nhưng, sự việc kỳ bí trên lại xảy ra một lần nữa khiến giới chuyên gia khó giải mã.
Cụ thể, khi các nhân viên của Văn phòng Bảo tồn Di tích Văn hóa của Thanh Dụ Lăng mở cổ mộ dưới lòng đất, họ cũng phát hiện ra rằng chiếc quan tài đáng lẽ phải được cố định trở lại vị trí ban đầu đã di chuyển tới gần cánh cửa mộ một lần nữa, khiến mọi người bị sốc.
Khi vào trong địa cung, họ phát hiện tổng cộng có có 6 chiếc quan tài gồm của Càn Long, 2 vị hoàng hậu và 3 hoàng phi. Trong đó 5 chiếc quan tài đều đặt ngay ngắn kiên cố trên thạch sàng (giường đá), chỉ duy nhất có quan tài của Càn Long là “di chuyển” từ thạch sàng chắn ngang cửa đá. Điều này khiến cho mọi người không thể giải thích. Bởi vì thi hài Càn Long được đặt trong hai lớp áo quan nên quan tài rất to và nặng đến hàng tấn. Đồng trên giường đá, ở 4 góc của quan tài đều được móc chặt vào đá long sơn (được gọi là ca quan thạch). Đá Long sơn có hình vuông trên được khắc vân long, một tổ có 4 cặp, mỗi cặp nặng đến hàng trăm cân, giường đá và đá long sơn dùng hình thức tán đinh để gắn chặt với với nhau, có tác dụng giữ cố định vị trí quan tài.
Rõ ràng các thiết kế này khiến quan tài khó di chuyển. Và chiếc quan tài của Càn Long lẽ ra phải được cố định chắc chắn tại chỗ nhưng lại dịch chuyển hai lần tới cổng vào mộ, điều này khiến các nhà nghiên cứu bối rối và sự việc này đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Kim tự tháp' 12.000 năm tuổi dưới đáy biển Nhật Bản có thể làm thay đổi lịch sử nhân loại
Thi thể 'phát ra tiếng kêu' khi hỏa táng: Chẳng liên quan gì đến chuyện tâm linh mà chỉ là phản ứng khoa học?
Vì sao vẽ một vòng tròn lại nhốt được kiến?
CLIP: Bị 2 con sư tử truy sát, trâu rừng nổi điên húc trọng thương chúa tể đồng cỏ
CLIP: Trận chiến sinh tử giữa rết độc và bọ ngựa, kẻ mạnh hơn đã lộ diện

CLIP: Chó ngao đơn độc "tử chiến" gấu đen, cái kết bất ngờ khiến người xem ngỡ ngàng