Bí ẩn trong ngôi mộ của Bao Công, vị quan "thiết diện vô tư" có thật sự trong sạch?
Thời cổ đại chỉ Hoàng đế mới được mặc long bào, tại sao Bao Công cũng có thể mặc trang phục giống của vua? / Người lạ giả mạo chú rể "động phòng" rồi biến mất lúc gần sáng, tân nương xấu hổ tự tử, Bao Công dùng 1 câu đối, bắt được thủ phạm
Nhắc đến Bao Công, Bao Thanh Thiên, ai cũng nhớ tới một vị quan thanh liêm và chính trực, luôn vì quyền lợi của nhân dân, đặt chính nghĩa lên đầu, không sợ phải đối mặt với bất cứ thế lực nào. Bao Công có thể coi là một trong những vị thanh quan nổi tiếng nhất trong lịch sử của Trung Quốc. Thực tế, vị quan này không phải chỉ có trên phim mà hoàn toàn có thật ngoài đời.
Bao Công sinh ngày 3/5 năm 999 sau CN tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc, mất ngày 3/7/1062 tại thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ông làm việc dưới thời vua Tống Nhân Tông, thường gắn liền với 4 chữ "thiết diện vô tư", được nhiều người dân hết mực yêu quý và kính trọng.
Thời còn sống, Bao Công vốn không kiêng nể bất cứ ai, chỉ cần người có tội thì "dù hoàng đế hay thứ dân đều phải chịu phạt". Vì đòi quyền lợi cho người dân mà Bao Công cũng phải đối mặt với không ít quan chức cấp cao, gây thù chuốc oán với nhiều kẻ quyền thế. Do đó khi ông mất, nhiều người sợ rằng những kẻ thù kia sẽ tìm cách phá hoại phần mộ, vốn được coi là điều vô cùng kiêng kỵ.
Bao Công qua đời ở Khai Phong, Hà Nam nhưng được đem về quê nhà ở Hợp Phì, An Huy chôn cất. Để "đánh lạc hướng" những kẻ thù, người thân đã cho chôn cất thi hài của ông trong một khu hầm mộ rộng lớn, có nhiều quan tài khác xung quanh và bên trên không hề có bia mộ.
Trước đó, vẫn có rất nhiều người nghi ngờ chuyện Bao Công có thật sự trong sạch, thanh liêm không? Cho đến khu phần mộ của ông được khai quật, câu trả lời khiến ai cũng ngỡ ngàng.
Vào tháng 4/1973, tại thị trấnJieji, thuộc quận Phì Đông, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, chính quyền địa phương muốn xây dựng một nhà máy nên quyết định tiến hành khai quật khu mộ của Bao Công để di dời tới nơi khác. Sau 4 tháng phân loại và khai quật, các nhà khảo cổ và nhà chức trách đã tìm được tổng cộng 12 ngôi mộ của dòng họ Bao, bao gồm 4 ngôi mộ buồng gạch và 8 ngôi mộ hầm đất. Đây chính là ngôi mộ của Bao Công cùng vợ con và họ hàng thân thích. Ngoài ra, người ta cũng tìm được "văn bia Bao Công", bên trên có hơn 3.000 chữ ghi lại cuộc đời phi thường của Bao Thanh Thiên cũng như quá trình vận chuyển hài cốt từ Hà Nam về An Huy, xây dựng nên khu mộ này.
Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ cũng nhận thấy khu mộ của Bao Công có dấu hiệu bị xâm phạm, phá hủy do một số quan tài đã bị vỡ. Tuy nhiên, không thể xác định chính xác ai làm chuyện này hoặc vì nguyên nhân gì.
Người ta cũng khai quật được tổng cộng 50 mảnh sứ, bạc và đồng, tuy nhiên tất cả những đồ vật này đều có giá trị không cao. Từ đó có thể khẳng định Bao Công là vị quan thật sự thanh liêm và trong sạch, dù đạt được rất nhiều công trạng, phá giải nhiều vụ án lớn nhỏ nhưng không hề tham lam, tư lợi.
Tuy nhiên tại thời điểm khu mộ của Bao Công được khai quật, cuộc Cách mạng văn hóa của Trung Quốc vẫn đang diễn ra, Bao Công lại bị chỉ trích vì "duy trì, ủng hộ chế độ phong kiến". Do đó, hài cốt của ông bị người dân tại Hợp Phìxua đuổi, từ chối. Cuối cùng, cháu trai đời thứ 34 của Bao Công phải dựng tạm một chiếc lều ở nóc nhà mình để bảo quản hài cốt cho ông và người thân.
Tới mùa đông năm 1975, hài cốt của Bao Công, vợ và con cháu ông mới được đưa vào quan tài và chôn cất tử tế. Năm 1986, người dân đã xây dựng một miếu Bao Công để thờ cúng và hương khói cho gia tộc này.
Bắt đầu từ năm 2015,Phòng thí nghiệm Nhân chủng học Hiện đại của Đại học Phúc Đán (Thượng Hải, Trung Quốc) mới khai quật và kiểm tra hài cốt của Bao Công. Mục đích của nghiên cứu này là để tìm hiểu cuộc đời của Bao Công, từ đó kế thừa lịch sử, tôn tạo và gìngiữ văn hóa.
Để hoàn thành nghiên cứu này, cách tốt nhất là so sánh mẫu ADN của những người có quan hệ họ hàng trực tiếp với gia tộc họ Bao. Tuy nhiên, do hài cốt của Bao Công đã trải qua rất nhiều năm, bị mưa gió bào mòn, mục nát, hơn nữa còn bị xâm phạm, do đó hài cốt còn lại rất ít và khó xác định.
Rất may tại thời điểm khu mộ của Bao Công được khai quật, tìm được tổng cộng 35 chiếc xương nhưng chỉ 20 chiếc được đem chôn cất lại, 15 chiếc kia được bảo quản trong bảo tàng. Nhờ sự phát triển của khoa học khảo cổ, các nhà nghiên cứu đã xác định được Bao Công là một người đàn ông trên 40 tuổi, cao khoảng 1,65 m, có sức khỏe tốt nhưng qua đời vì bệnh tật chỉ trong thời gian ngắn.
Hiện tại, phần mộ của Bao Công vẫn được giữ gìn tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy cùng với một số chứng tích về cuộc đời hiển vinh của ông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào