Khám phá

Được vua ban thưởng cả thành Lư Châu, Bao Công đáp lại 14 chữ, giúp dòng họ Bao ngàn đời hưng thịnh

Bao Công đã đáp lại ân điển của vua Tống thế nào mà có thể mang lại nhiều phúc cho con cháu đến vậy.

Con bò của một nông dân già bị cắt lưỡi, Bao Công ra lệnh: Giết con bò sẽ tìm ra thủ phạm - Tại sao? / Vụ án khiến Bao Công 'trằn trọc': Chỉ khi thấy 'xác nhện', ông mới tìm ra thủ phạm thực sự!

Không chỉ là một vị quan thanh liêm chính trực, vì dân vì nước, về phương diện dạy dỗ giáo dục con cháu, Bao Chửng cũng rất khổ tâm phí sức để làm sao cho con cháu đời đời của nhà họ Bao luôn sống đường hoàng, cương trực, ngay thẳng.

Vì vậy, Bao đại nhân đã đặc biệt lập ra 1 bảng gia phong gồm 37 chữ, khắc trên tấm bia bằng đá và đặt trước từ đường.

Nội dung của tấm gia phong là: Các con cháu đời đời của nhà họ Bao khi làm quan phải giữ đúng đạo làm quan, không tham ô, không hối lộ, không hành xử trái pháp luật, nếu như làm quan không liêm chính, sẽ bị gạch tên ra khỏi nhà họ Bao, đồng thời khi chết đi sẽ không được an táng tại phần mộ của tổ tiên.

Bao Chửng đặt ra một loạt những quy tắc nghiêm khắc như vậy tuyệt đối không phải là tâm huyết dâng trào một cách nhất thời, mà là sự khổ tâm phí sức cả một đời của ông.

Cả cuộc đời ông luôn hành xử đúng mực, tuyệt đối không bao giờ vi phạm quy tắc gia phong nề nếp mà ông tự đặt ra.

Tống Nhân Tông ban thưởng cho Bao Chửng cả thành Lư Châu, Bao Chửng khiến người đời kính nể khi đáp lại bằng 14 chữ

Sự thanh liêm, chính trực đáng nể của Bao Chửng thể hiện rõ nhất trong một câu chuyện xảy ra vào năm Gia Hựu thứ 7 (Gia Hựu là niên hiệu của vua Tống Nhân Tông), tức Công Nguyên năm 1602, cũng chính là năm Bao Chửng qua đời.

Vào năm đó, Bao đại nhân đã 62 tuổi. Tống Nhân Tống muốn ban thưởng cho một vị quan thanh liêm, cả đời cống hiến cho triều đình nên đã nghĩ đến việc sẽ tặng cả thành Lư Châu (Phố cổ Hợp Phì ngày nay) cho Bao Chửng.

Dự định là vậy, nhưng Tống Nhân Tống cũng biết trước rằng, với tính cách của Bao Chửng, ông chắc chắn sẽ không nhận món quà đáng giá này.

Được vua ban thưởng cả thành Lư Châu, Bao Công đáp lại 14 chữ, giúp dòng họ Bao ngàn đời hưng thịnh - Ảnh 2.

Hình ảnh nhân vật Bao Công trên phim.

Và để giải quyết vấn đề, vua Tống Nhân Tông đã nghĩ ra một giải pháp, đó là ban thánh chỉ, lệnh cho Bao Chửng phải nhận lấy thành Lư Châu. Dù sao, kháng chỉ cũng không phải là tác phong làm việc của Bao Chửng, nên xem ra cách này là một cách hay.

Thế nhưng, không thể ngờ rằng, sau khi tiếp chỉ, Bao Chửng đã không ngần ngại mà từ chối ngay "món quà" của vua Tống Nhân Tông.

Sau đó, vua Tống Nhân Tông đã phải dùng hết những lý lẽ của thế giới nhân sinh quan để thuyết phục Bao Chửng, nói rằng ông nên nghĩ cho thế hệ con cháu sau này, nhận lấy thành Lư Châu cũng xem như tích cóp tài sản cho cả gia tộc của mình.

Trước sự thuyết phục đầy chân thành của vua Tống Nhân Tông, Bao Chửng cũng khó lòng từ chối, bởi nếu lại từ chối, sẽ đâu còn bổn phận của một triều thần.

Nhưng nếu tiếp nhận thánh chỉ, sẽ đi ngược lại với những quy tắc trong nề nếp gia phong mà ông đặt ra, như vậy thì làm sao có thể làm gương cho con cháu đời đời của nhà họ Bao?

 

Sau một hồi đấu tranh tư tưởng, Bao đại nhân đã đưa ra quyết định và tâu lại với vua Tống Nhân Tông bằng 14 chữ: "Bất yếu Lư Châu phủ nhất chuyên, chích thủ hộ thành hà nhất đoạn".

Câu nói này của Bao Chửng có nghĩa là: Nếu để cho ông cả thành Lư Châu, ông nhất định sẽ không tiếp nhận. Để cảm ơn lòng tốt và sự hậu ái của vua Tống Nhân Tông, ông muốn xin nhận lấy một đoạn sông của thành Lư Châu. Và đoạn sông mà ông chọn lại lại một nhánh sông bị tắc nghẽn quanh năm ở khu vực ngoại ô.

Được vua ban thưởng cả thành Lư Châu, Bao Công đáp lại 14 chữ, giúp dòng họ Bao ngàn đời hưng thịnh - Ảnh 4.

Hình ảnh nhân vật Bao Công trên phim.

Bao Chửng cho rằng, sông không thể phân chia hay tách nhỏ ra như ruộng. Đặc điểm không thể phân chia này của sông sẽ giúp tránh đi những thói hư tật xấu như khi tranh nhau chia đất, chia ruộng của các con cháu đời sau của nhà họ Bao.

Ngoài ra, khi tiếp nhận đoạn sông này, các con cháu đời sau của nhà họ Bao phải đảm bảo cho đoạn sông luôn sạch sẽ để có thể dẫn nước sông tưới tiêu cho khu vực đồng ruộng với bán kính 50km ở xung quanh, đồng thời cũng có thể trồng trọt tại bờ sông, như vậy cũng xem như là "tự cung tự cấp", không phải phụ thuộc vào ai.

 

Thành quả xứng đáng cho công sức giáo dục con cháu của vị quan thanh liêm

Cả cuộc đời bần hàn nên Bao Chửng cũng không muốn con cháu cũng phải sống một cuộc sống bần hàn như mình. Ông muốn con cháu phải tự nỗ lực phấn đấu để giành lấy một cuộc sống giàu có sung túc.

Nếu đời đời các thế hệ con cháu ai ai cũng ngậm thìa vàng từ lúc sinh ra, vậy sẽ tạo ra một thói ỷ lại và không chịu phấn đấu, ngồi không ăn núi vàng cũng hết, sớm muộn cũng sẽ trở thành tên bại gia trong mắt người đời, và cuối cùng là làm hỏng đi gia phong nề nếp của cả nhà họ Bao.

Trời không phụ lòng người, tất cả những khổ tâm phí sức của Bao Chửng đều không lãng phí và được đền đáp xứng đáng. Con trai trưởng Bao Tục và con trai thứ Bao Thụ của Bao Chửng đều lấy cha mình làm tấm gương noi theo, họ làm quan thanh liêm, có bần hàn nghèo khó cũng giữ tiết nghĩa, quyết không làm trái lương tâm, pháp luật.

Cháu trai của Bao Chửng – Bao Vĩnh Niên, tuy luôn giữ những chức quan nhỏ nhưng trước sau vẫn gìn giữ những nét đẹp trong gia phong của gia tộc.

 

Và cả hậu thế Bao Vĩnh Hoài ở thời Minh cũng vì đất nước mà thường xuyên chiến đấu trên chiến trường, cúc cung tận tụy. Đến cả những cuộc cách mạng cận đại cũng có rất nhiều hậu duệ của nhà họ Bao.

Được vua ban thưởng cả thành Lư Châu, Bao Công đáp lại 14 chữ, giúp dòng họ Bao ngàn đời hưng thịnh - Ảnh 6.

Hình ảnh nhân vật Bao Công trên phim.

Hiện nay, hậu duệ của nhà họ Bao có mặt khắp nơi trên khắp các khu vực của Trung Quốc. Cũng có rất nhiều hậu duệ nhà họ Bao đã đi ra nước ngoài với tâm thế luôn mang theo tinh thần của bảng gia phong trước từ đường của tổ tiên năm nào.

Họ vẫn luôn ghi nhớ câu nói mà Bao Chửng năm đó đã nói với vua Tống Nhân Tông và bản thân họ cũng đã có những cống hiến nhất định cho xã hội.

"Bất yếu Lư Châu phủ nhất chuyên, chích thủ hộ thành hà nhất đoạn" (Không cần cả phủ Lư Châu, chỉ xin lấy 1 đoạn sông thành Lư Châu). Một câu nói chỉ 14 chữ nhưng lại có sức ảnh hưởng to lớn, đã giúp con cháu ngàn đời của Bao gia thịnh vượng đến tận ngày nay.

 

Còn chúng ta đã học được gì từ câu chuyện trên của Bao Chửng? Chẳng phải đó chính là cách mà ông dạy dỗ, giáo dục con cháu đó sao?

Hãy xem chúng ta nên để lại cho con cháu chúng ta những gì? Tiền bạc, địa vị, danh tiếng, hay tinh thần? Tin rằng, sau khi đọc câu chuyện trên của Bao Chửng, có lẽ mỗi người chúng ta cũng đã có đáp án của riêng mình.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm