Thời cổ đại chỉ Hoàng đế mới được mặc long bào, tại sao Bao Công cũng có thể mặc trang phục giống của vua?
Dân làng tìm thấy lưỡi dao han gỉ bên sông, định vứt đi thì chuyên gia đã can: Nó có thể thay đổi lịch sử đấy! / Tên trộm kiên trì nhất lịch sử: Xây nhà trên mộ để đào trộm suốt 20 năm nhưng sai lầm phút cuối khiến bao công sức đổ bể!
Bao Chửng (999 -1062) tự là Hi Nhân, người Lư Châu, Hợp Phì, nay là huyện Phì Đông, thành phố Hợp Phì tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ông là vị quan nổi tiếng thời Bắc Tống.
Bao Chửng làm quan chính trực liêm khiết, không a dua, nịnh hót, không tham lam phú quý, thiết diện vô tư, là người sáng suốt quyết đoán, dám đứng ra đòi lại chính nghĩa, lên tiếng cho những bất bình của nhân dân. Thời bấy giờ còn lưu truyền câu "chuyện oan khuất không rõ ràng đã có Diêm La lão Bao".
Người đời sau còn thờ phụng ông như một vị Thánh. Theo truyền thuyết dân gian, Bao Chửng chính là Tinh Quân chuyển thế, cứu giúp dân lành, đòi lại chính nghĩa. Vì hình tượng đại diện cho chính nghĩa nên người đời ca ngợi ông là "Bao Thanh Thiên".
Trong các bộ phim điện ảnh, truyền hình về Bao Chửng mà các bạn đã từng xem, cho dù khi xử án hay vào ngày bình thường, Bao Chửng đều mặc "long bào", uy phong đĩnh đạc.
Câu hỏi ở đây chính là, Bao Chửng không phải chân mệnh Thiên tử, cũng chẳng phải Vương công quý tộc, vậy tại sao ông lại được mặc long bào?
Hình ảnh nhân vật Bao Chửng trên phim.
Không phải là vua, tại sao Bao Chửng lạ được mặc long bào?
Cần biết là vào thời cổ đại, long bào là trang phục mà chỉ riêng mình Hoàng đế mới được mặc, ngoài Hoàng đế ra thì cũng chỉ có diễn viên của đoàn kịch dám mặc, hơn thế, dù là phục trang trong đoàn kịch cũng phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng.
Bắt đầu từ thời Khổng Tử đã chủ trương coi trọng, đề cao lễ chế, từ thời vua Hán Vũ Đế đã định ra tội tiếm việt (tức là khi quân phạm thượng, làm việc vượt quá bổn phận và quyền hạn của bản thân), việc ăn mặc không phù hợp, không đúng lễ nghi đã có thể bị tội chém đầu.
Song, họa tiết chính trên quan phục mà Bao đại nhân mặc trên người lại có hình một con rồng oai phong, uy nghiêm, điều này rốt cuộc có "phạm thượng"?
Trên thực tế, quan phục thời nhà Tống được chia thành long bào và mãng bào, hai loại phục sức này cũng rất dễ phân biệt.
Thứ nhất, chúng ta có thể phân biệt nhờ vào móng và sừng rồng, có 4 móng là mãng bào, 5 móng là long bào.
Họa tiết rồng trên long bào vua mặc là thăng long tức là hình đầu rồng hướng lên trên, còn mãng bào mà Bao Chửng mặc là giáng long, tức đầu rồng hướng xuống dưới.
Tiếp đến có thể phân biệt nhờ vào màu sắc.
Màu sắc chủ đạo trên trang phục Hoàng đế mặc là màu vàng, còn các loại trang phục khác thì không được phép dùng màu vàng.
Hình ảnh nhân vật Bao Chửng và vua Tống trên phim.
Chúng ta cũng có thể thấy, trang phục mà Bao Chửng mặc đa phần đều là màu đen, cũng chính là mãng bào thời bấy giờ. Nếu Bao Chửng mặc giống với Hoàng đế thì chẳng phải thiên hạ đã loạn rồi hay sao.
Song, cũng có đôi khi Hoàng đế vui vẻ sẽ ban thưởng cho các vị công thần, thậm chí có khi còn dùng long bào của bản thân làm phần thưởng ban tặng, song những chuyện như vậy quả thực là vô cùng hiếm có.
Song cho dù các vị quan viên được ban thưởng long bào cũng không dám mặc nó lên người, mà chỉ có thể cẩn thận đem cất giữ thật cẩn thận và cung phụng trong nhà, nếu dám mặc long bào ra ngoài, sẽ bị định tội mưu phản, không chỉ bản thân mất mạng mà còn bị tru di cửu tộc.
Vì thế, kết luận lại lần nữa, trang phục Bao Chửng mặc trông giống long bào nhưng lại không phải long bào, mà là mãng bào bốn móng. Cho dù có cho thêm mười lá gan nữa, có lẽ Bao Chửng cũng chẳng dám mặc long bào bước đi ngoài phố.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc