Bí ẩn về bộ tộc có "phép thuật" sống trong rừng ở Nga
Bộ tộc 60.000 năm sống biệt lập với thế giới hiện đại, gặp người lạ là giết / Bí mật cách ướp xác tổ tiên của bộ tộc Dani
Nhiếp ảnh gia Ikuru Kuwajima đến từ Cộng hòa Tatarstan đã có cơ hội trải nghiệm và ghi lại cuộc sống huyền bí của người Mari trong những khu rừng thiêng nằm giữa thành phố Moscow và Urals ở Nga. Bức ảnh này cho thấy những đứa trẻ mặc trang mục truyền thống để diễn kịch câm trong lễ hội Shorykyol của người Mari.
Người phụ nữ dắt bò trong rừng cây bu lô tại ngôi làng Ilet thuộc Cộng hòa Mari El. Mọi người vẫn tin rằng bộ tộc Mari có phép thuật và nhiều thành viên trong cộng đồng này là phù thủy.
Một người phụ nữ thuộc bộ tộc Mari sử dụng “phép thuật trắng” để xem bói và chữa bệnh.
Một người theo chính thống giáo Nga tắm dưới dòng suối Green không bao giờ đóng băng trong dịp lễ Epiphany (Lễ hiển linh). Mặc dù phần lớn người Mari theo chính thống giáo Nga trước cuộc cách mạng Bolshevik, nhưng một số người vẫn giữ truyền thống theo đạo Pagan.
Vào dịp lễ Shorykyol, người Mari thường mặc trang phục truyền thống, đeo mặt nạ và qua lại nhà nhau để thăm nom, ca hát.
Một du khách cắm trại trong rừng ở Cộng hòa Mari El, nơi sinh sống chủ yếu của bộ tộc Mari.
“Những nghi thức truyền thống và phép thuật bí ẩn của người Mari vẫn được duy trì cho tới ngày nay, đặc biệt tại những ngôi làng nằm sâu trong rừng”, nhiếp ảnh gia Kuwajima cho biết. Trong ảnh là người đàn ông Mari đứng trong khu rừng thiêng của cộng đồng và đang chuẩn bị cầu nguyện.
Những người theo Pagan giáo đang cầu nguyện trong khu rừng thiêng. Các buổi lễ như thế này diễn ra tại nhiều khu rừng thiêng khác nhau và chủ yếu vào mùa thu và mùa hè. Họ mang theo đồ ăn để tế thần.
Một bến xe bus cũ được khảm gốm theo phong cách của người Mari.
Một bức ảnh tư liệu cho thấy những người Mari hồi đầu thế kỷ 20. Nhiếp ảnh gia Kuwajima cho biết quá trình Liên Xô hóa và phương Tây hóa nước Nga đã tạo ra những thay đổi lớn về tín ngưỡng và lối sống của người Mari, khi nhiều khu rừng của họ bị biến thành cánh đồng.
Một cô gái mặc trang phục truyền thống trong dịp lễ Shorykyol. Nhiếp ảnh gia Kuwajima tới Cộng hòa Mari El suốt 1 năm, tới các ngôi làng và sinh sống cùng người dân địa phương.
Nội thất bên trong nhà của một thợ săn tại cộng đồng người Mari.
Một khu rừng thiêng gần ngôi làng Shorunja. Những người Mari thường tới rừng thiêng để cầu nguyện khi họ gặp khó khăn và treo những tấm khăn tắm lên cành cây.
Khăn và quần áo được buộc vào dây giăng giữa các cây thiêng. Màu sắc của chúng nổi bật trên nền tuyết trắng.
Một thầy tu người Mari chơi nhạc cụ truyền thống gần căn hộ của mình được xây dựng từ thời Liên Xô. Các nghi lễ của đạo Pagan bị cấm ở thời Liên Xô, nhưng một số người Mari vẫn bí mật thực hiện ở nhà và rừng thiêng. Hiện tại, các nghi lễ này được thực hiện công khai.
Tấm biển của quảng cáo của một công ty điện thoại có hình một phụ nữ mặc trang phục truyền thống của người Mari tại thị trấn Morki, Cộng hòa Mari El.
Bức tượng nằm trên cánh đồng rộng lớn phủ đầy tuyết tại một ngôi làng của người Mari. Nhiếp ảnh gia Kuwajima cho biết những ngôi làng của người Mari có bề ngoài không khác các ngôi làng bình thường ở Nga. Nhưng không gian trong làng hoàn toàn các với các nghi lễ của đạo Pagan, câu chuyện về phù thủy, khung cảnh huyền bí và người ẩn hiện bất chợt trong rừng.
“Khi ở trong rừng một mình, tôi nghe tiếng gió thổi và nhìn thấy cây bu lô đu đưa, khiến tôi cảm thấy đôi chút lo lắng”, Kuwajima nói.
Hiện tại, cộng đồng bộ tộc Mari có khoảng 600.000 người và chỉ một số ít thành viên vẫn theo đạo Pagan. Trong ảnh là một phụ nữ Mari đang làm bánh theo phương thức truyền thống.
Nước tại suối Green (trái) gần ngôi làng Ilet không bao giờ đóng băng ngay cả vào mùa đông lạnh giá. Một truyền thuyết địa phương cho rằng quỷ tóc xanh Rusalka đã bị cha cô biến thành dòng suối để trừng phạt cô kết hôn với một chàng trai Mari. Bức ảnh bên phải là một con chim chết trên tuyết tại ngôi nhà hoang của người Mari.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ