Bộ tộc kỳ quái, đàn ông phải ác chiến với sư tử mới cho ‘tán gái’
Kinh ngạc bộ tộc ăn thịt người, sống trên cây / Chuyện kinh dị về bộ tộc diễu đầu người quanh làng
Barabaig là một bộ lạc du mục của người Barabaig hiện đang sinh sống tại vùng cao nguyên miền núi lửa thuộc phía Bắc núi Hanang vùng Manyara, Tanzania. Hiện dân số của họ có khoảng 50.000 người và chủ yếu là sử dụng ngôn ngữ Datooga.
Do cuộc sống trên vùng thảo nguyên ở gần Vườn quốc gia Ruaha, nên bộ tộc Barabaig sinh sống chủ yếu bằng nghề săn bắn và chăn nuôi gia súc. Chính vì vậy, trong văn hóa của bộ tộc này, sự giàu có của cá nhân hay một gia đình được đánh giá qua việc có bao nhiêu gia súc. Đồng thời, việc đánh giá sức mạnh của đàn ông cũng phụ thuộc vào việc anh ta giỏi săn bắn đến mức nào.
Thậm chí, trong lịch sử, văn hóa truyền thống của bộ tộc Barabaig còn buộc những người đàn ông phải ác chiến với sư tử ít nhất 1 lần mới có quyền tán tỉnh những cô gái. Nhờ những cuộc đánh nhau với “lãnh chúa vùng đồng cỏ” mà không ít đàn ông đã được thưởng nhiều gia súc và phụ nữ đẹp nhất. Tuy nhiên, có nhiều người cũng phải bỏ mạng.
Cho đến này nay, do loài sư tử bị giảm sút số lượng quá nhiều cũng như chịu ảnh hưởng của nền văn minh nên rất nhiều người thuộc bộ tộc Barabaig đã bỏ truyền thống “ác chiến với sư tử mới có quyền tán gái”. Đồng thời, những tuyên truyền của cơ quan chức năng cũng giúp mọi người nhận thấy sự nguy hiểm.
Tuy nhiên, ở một số ngôi làng xa xôi, truyền thống này vẫn được giữ nguyên. Thậm chí, ngay trước ngày lễ hội tán tỉnh được tổ chức, chỉ có những người từng đàn ông được ghi nhận là có ác chiến hoặc giết chết sư tử mới được tham dự để tìm vợ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đi lạc' vào ổ ong bắp cày, rắn hổ mang chúa nhận cái kết tan xương nát thịt
CLIP: Sư tử trổ tài săn 'kẻ bố đời' rồi nhận cái kết khó tin
Gia đình đặc biệt nhất Việt Nam có vợ và chồng đều là tướng nổi tiếng, trụ cột đất nước một thời
CLIP: Ỷ đông bắt nạt lửng mật, 3 con báo nhận ngay cái kết bẽ mặt
Thanh bảo kiếm cõi âm mang 'lời nguyền chết chóc' của Hoàng đế Càn Long, mất 10 năm mới hoàn thành
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy