Bí ẩn về bức tượng đồng 500 năm tạc cậu chúa Nguyễn
Bí ẩn chiếc hộp sọ cô đơn trong "Hố địa ngục" ở Italia / Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Ý nghĩa sâu xa đằng sau bộ móng giả của phi tần nhà Thanh
Báu vật của làng
Làng Trà Liên xưa là thủ phủ Trà Bát, là một trong ba lỵ sở của chúa Nguyễn Hoàng (từ 1570 - 1600).
Pho tượng của của Thái Phó Nguyễn Ư Dĩ đã có từ thời chúa Nguyễn. Tượng cao 0,62m, phần vai rộng 0,30m. Tượng được làm bằng đồng, tạc ở thế ngồi trên ghế thấp, đầu đội mũ quan, thân khoác áo choàng rộng phủ xuống, chân đi hia, nặng khoảng 300kg.
Hàng trăm năm qua, pho tượng được xem như bảo vật của dân làng Trà Liên.
Pho tượng 500 năm tuổi của Thái Phó Nguyễn Ư Dĩ. |
Sử sách ghi chép rằng, sau khi lĩnh ý của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, năm 1558, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng đã đưa gia quyến cùng những người thân tín nhất của mình vượt núi Hoành Sơn đi về phía Nam trấn nhậm.
Thái Phó Nguyễn Ư Dĩ, tước Uy Quốc Công, là cậu ruột của Nguyễn Hoàng đi theo phò tá. Ông là người có công rất lớn trong việc giúp chúa Nguyễn xây dựng cơ đồ ở Đàng Trong.
Ông Trịnh Minh Toàn, nguyên Phó Ban điều hành làng Trà Liên kể rằng, đã có nhiều câu chuyện ly kỳ xảy ra xung quanh bức tượng đồng của Thái Phó Nguyễn Ư Dĩ.
“Trước đây bức tượng được đặt trong chùa Liễu Bông, lúc bấy giờ người dân cứ nghĩ đó chỉ là một bức tượng phật. Tuy nhiên đến 1972 chiến tranh ác liệt nhà cửa, chùa chiền trong đó có chùa Liễu Bông cũng bị phá hoại nặng nề, người dân di tán.
Năm 1973, sau khi hiệp định Paris được ký kết, người dân trở về và chứng kiến cảnh kỳ lạ. Đó là mặc dù ngôi chùa đã bị phá hoại đổ nát nhưng bức tượng đồng vẫn còn nằm uy nghi, bom đạn chẳng thể nào đụng đến được. Dân làng Trà Liên sau đó góp tiền dựng miếu thờ”, ông Toàn cho biết.
Hai lần bị đánh cắp
Cũng theo ông Toàn, pho tượng đã hai lần bị kẻ gian trộm mất nhưng đều tìm lại được.
Vào mùa hè năm 1976, hay tin pho tượng bị trộm, dân làng loan tin cùng nhau tìm kiếm khắp nơi. Một số người dân tìm đến bờ sông Ái Tử dùng thuổng chọc xuống vùng đất cạn bên sông thì bất ngờ tìm thấy pho tượng.
Một số người dân địa phương cho biết, sự kỳ lạ và giá trị của pho tượng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khảo cổ học từ khắp nơi đổ về để khảo sát và nghiên cứu.
Người dân thắp hương tỏ lòng thành kính trước miếu thờ.
|
Sau nhiều lần bị mất trộm và bị kẻ gian nhòm ngó, dân làng Trà Liên đã dựng miếu thờ trong khuôn viên đình làng. Hằng năm cứ đến rằm tháng hai, tháng sáu, tháng tám, dịp Tết Nguyên đán làng lại tổ chức lễ cúng nhằm cầu mong dân làng ăn nên làm ra, con cháu học hành đỗ đạt.
Mỗi dịp ai đi xa quê hương về cũng ghé thắp nén nhang để tỏ lòng thành kính.
Ông Trịnh Minh Toàn cho biết thêm, năm 2004 có một đoàn không rõ lai lịch ở ngoài Bắc vào xin tạc lại tượng. Dù chưa được sự chấp thuận của người dân, đoàn này đã đập phá phần bên ngoài buộc người dân trong vùng phải kéo đến bao vây, ngăn cản.
Trước sự việc miếu thờ Thái Phó Nguyễn Ư Dĩ bị đập phá, Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ 4 triệu đồng để người dân dựng lại miếu. Ông cho biết thêm giai đoạn khoảng từ 1977- 1978 pho tượng của Thái Phó Nguyễn Ư Dĩ đã được công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh. Tỉnh cũng đang làm đơn xin công nhận là di tích cấp quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: 'Nghẹt thở' trước màn truy sát báo săn để giải cứu con nhỏ của linh dương đầu bò
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử