Bí ẩn về đội quân “nữ sát thủ” của vị vua yêu nước Thành Thái
Để thể hiện lòng yêu nước vua Thành Thái đã thành lập một đội quân nữ sát thủ bí ẩn, chờ ngày nổi dậy lấy lại chính quyền.
Tên 'bạo chúa điên rồ' Nero: Giết mẹ ruột, đốt thành Rome, đá chết người vợ đang mang thai / Bí mật ít biết về các mỹ nhân có vẻ đẹp “điên đảo” của Trung Quốc thời xưa
Vị quân vương không chịu nhục
Vua Thành Thái (14 tháng 3 năm 1879 – 24 tháng 3 năm 1954) là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907.
Do chống Pháp nên ông, cùng với các vua hàm Nghi và Duy Tân, là 3 vị vua yêu nước thời Pháp Thuộc bị đi đày tại ngoại quốc.
Vua Thành Thái tên huý là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng Hậu (Phan Thị Điểu).
Năm ông bốn tuổi, vua cha Dục Đức bị phế và chết trong tù. Đến nǎm được chín tuổi, vì ông ngoại là Phan Đình Phùng (làm quan Thượng Thư bộ Hộ) bị vua Đồng Khánh bắt giam rồi bỏ cho chết.
Chân dung vua Thành Thái
Ngày 2 tháng 2 năm 1889, Bửu Lân lên ngôi lấy hiệu là Thành Thái. Khi đó Bửu Lân mới 10 tuổi. Triều Thành Thái khác các triều trước ở chỗ lễ đǎng quang không có Truyền quốc bửu tỷ ấn ngọc.
Lúc trước, khi rời khỏi kinh thành Huế, vua Hàm Nghi đã mang theo và đánh mất tại tỉnh Quảng Bình. Cho nên lúc tại vị vua Đồng Khánh đã phải dùng một ấn ngọc khác.
Tuy vua Thành Thái là một ông vua trẻ có nhiều tính cách đặc biệt. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng khi lên ngôi, ông đã có vẻ là một người lớn, có tư thế ung dung, giao thiệp đàng hoàng với quan lại kể cả người Nam, người Pháp.
Những ngày đầu tiên, tuy đã là vua song ông vẫn thích chơi bời, nghịch ngợm như những chàng thiếu niên tự do khác.
Các bà hậu ở Lưỡng cung rất lo cho ông, đã bắt ông ra ở đảo Bồng Dinh trên hồ Tịnh Tâm và quản thúc ông rất ngặt, để đưa vào khuôn phép.
Một thời gian sau, ông mới trở về Đại Nội. Thành Thái là người ham học hỏi. Khác với những ông vua trước đây, ông học chữ Nho, học chữ Pháp và cho cả con cái của mình cùng theo học chữ Pháp nữa.
Không nói ra, nhưng rõ ràng ý định của ông là học chữ Pháp để có thể giao tiếp với những người này với tinh thần chống Pháp.
Ông còn cắt tóc ngắn, mặc âu phục, học cả lái ca nô, xe hơi, làm quen với vǎn minh phương Tây. Ông để ý đến cả các loại vũ khí, đã giao cho họa sĩ Lê Vǎn Miến (tốt nghiệp trường mỹ thuật Paris) vẽ cho ông các khẩu súng Pháp.
Vua Thành Thái dần dần bộc lộ tinh thần dân tộc rất cao. Ông rất khinh ghét những bọn quan lại xu phụ.
Có lần, cầu Long Biên ở Hà Nội (được lấy tên viên toàn quyền Pháp, nên gọ i là cầu Du-me xây dựng xong, Hoàng Cao Khải đưa ra một danh sách xin nhà vua ban thưởng cho những người có công, nhà vua đã cười nhạt mà trả lời:
"Ta có biết mặt mũi những đứa nào đâu". Bắt đầu từ đó, lòng tự tôn dân tộc của vua Thành Thái bắt đầu từ ý chí thành hành động.
Ngay trong những giai thoại về cuộc đời gây cảm tưởng về sự phóng đãng của vua Thành Thái, cũng có những cách giải thích về tinh thần kháng Pháp của ông.
Người ta nói là ông ham gái đẹp, thường đến vùng Kim Long để tìm mỹ nhân: Đã có câu ca dao không biết là để chế giễu, hay có ngụ ý đề cao: “Kim Long có gái mỹ miều/Trẫm thương, Trẫm nhớ, Trẫm liều, Trẫm đi”.
Đi đây có nghĩa là đến các nhà có người đẹp. Hoặc ông đến đó theo kiểu vi hành, hoặc ông cho người mang xe đến nhà vào những buổi tối trời để đón các cô con gái này về cung.
Nhưng về cung không phải để cho ông thỏa mãn cái thú hành lạc của mình, mà để sung vào đội nữ binh, ngày ngày tập luyện. Ông muốn dùng họ làm đội quân đánh Pháp chǎng?
Nhưng mọi việc bị bại lộ ông bị buộc thoái vị. Ngày 12 tháng 9 năm 1907, Thành Thái bị đưa đi quản thúc ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay). Đến nǎm 1916 ông bị đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân.
Khác với vua Hàm Nghi khi bị đày ở Algerie trước đó, cuộc sống của cha con cựu hoàng Thành Thái khá chật vật. Già cả ốm đau, con cái nheo nhóc, ông hoàng Bửu Lân nhiều lần bị chủ nhà đòi tiền thuê nhà, chủ nợ đòi nợ. Ông mất ngày 24 tháng 3 năm 1954 và được an táng tại khuôn viên thành An Lăng (lăng Dục Đức) tại xã An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên, thọ 75 tuổi.
“Đội nữ sát thủ”… yêu nước
Với Vua Thành Thái, khi mọi việc triều chính đều do Pháp thao túng gần hết, nhà vua đã rất thức thời, luôn tìm cách đánh đuổi Pháp, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.Sử sách chép rằng, chẳng hiểu đoàn nữ binh này tài giỏi hơn nam binh ở điểm nào, nhưng có lẽ Vua Thành Thái muốn che mắt người Pháp, nên mới có sáng kiến trên. Nhà vua tự bỏ tiền ra lo chi phí, ăn ở cho đội nữ binh; cho ăn mặc áo quần theo kiểu riêng và hằng ngày chăm lo luyện tập võ nghệ. Vì thế, việc tuyển mộ và huấn luyện được tổ chức hết sức bí mật.
Nhà vua cho lính cận vệ thân tín đến tiếp xúc với họ và gia đình. Nếu được chấp thuận, vua cho "dàn cảnh" bắt cóc, bằng cách hẹn ngày giờ và địa điểm gặp gỡ, rồi lính cận vệ, hoặc chính nhà vua đem xe song mã đến đón họ và đưa vào cung cấm. Để bảo mật, các cô gái bị "bắt cóc" thường được đưa vào Tử Cấm Thành bằng cửa Hữu của Thành nội, gần làng Kim Long, vì con đường chạy dọc theo bên ngoài Hoàng thành dẫn đến cửa Hữu rất vắng vẻ vào ban đêm, hai bên đường lại không có nhà cửa của dân chúng.
Cũng vì vậy, các cô gái Kim Long được tuyển mộ ưu tiên nhiều hơn cả. Bên cạnh đó, nhà vua còn tuyển các cô gái làng An Ninh (giáp Kim Long). Do hầu hết là thợ dệt vải (vải An Ninh rất nổi tiếng), Vua Thành Thái đã ngụy trang cho tổ chức ở Đại nội các chợ bán vải do các nữ binh ấy dệt trong cung. Một mặt, nhà vua dễ dàng lừa thực dân, còn mặt khác để cho nữ binh có công việc mà trang trải chi phí.
Theo một số tài liệu, Vua Thành Thái chiêu nạp được 4 đội nữ binh. Mỗi đội gồm 50 người. Sau khi luyện tập quân sự thành thục, 50 nữ binh ấy được giao trả về gia đình, đợi khi cần thì nhập ngũ chống Pháp, sau đó tuyển thêm 50 nữ binh mới. Nhưng về sau, việc này cũng bị lộ. Thượng thư Bộ lại và các quan đại thần trong Cơ mật viện đã báo sự việc cho viên Khâm sứ Pháp Levécque.
Từ đó, quyền hành của Vua Thành Thái ngày càng thu hẹp, nhà vua bị cô lập dần, u uất đến cao độ, rồi sau bị buộc thoái vị và bị đày ra đảo Réunion (châu Phi)...Vậy, ngoài Hai Bà Trưng và Vua Thành Thái có đội nữ binh của mình, trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, còn vị vua chúa nào chiêu mộ và huấn luyện nữ giới đánh giặc nữa hay không- Đó vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo