Bí ẩn về kho báu của Vua Hàm Nghi
Bức thư của Nam Phương hoàng hậu khiến vua Bảo Đại 'nhói lòng' / Độc chiêu sủng hạnh phi tần quái đản của hoàng đế Trung Hoa
Kho báu huy hoàng dường như không hề tồn tại ở bầt kỳ nơi nào. Có chăng, nó chỉ "hóa thạch" trong trí tưởng tượng và sự khao khát.
Mặt trên và mặt dưới của Ấn Quốc gia tín bảo bằng vàng, đúc năm Gia Long, cao 9,50 cm, cạnh 10,70 x 10,70 cm, dày 1,65 cm - một báu vật triều Nguyễn. |
Nhưng xâu chuỗi tư liệu lịch sử và cứ liệu thực tế từng xảy ra trong hàng chục năm qua, chúng tôi cho rằng sự thật không hẳn đáng phải kết thúc bi thảm và cực đoan như cuộc kiếm tìm của người xấu số.
Trong hành trình
bôn tẩu của Vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương quả thật đã có một lượng châu
báu, tài sản khổng lồ được mang theo.
Nhiều văn bản lịch sử của triều Nguyễn đã nhắc đến và khẳng định điều đó. Thỉnh
thoảng một vài dấu tích vật chất liên quan đến kho báu lại có dịp phát lộ ở một
số địa phương thuộc 3 tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh, những nơi Vua Hàm
Nghi và đạo quân Cần Vương từng có thời gian lưu lại.
Dấu tích thư tịch…
Sau Hòa ước Giáp Tuất 1874, trước sự uy hiếp liên tục và ngày càng gia tăng của
thực dân Pháp, Vua Tự Đức đã chuẩn y cho xây dựng một loạt các căn cứ Sơn phòng
ở hầu khắp các tỉnh miền Trung. Mục đích ban đầu là để phòng ngừa sự quấy nhiễu
của "người Man" (người dân tộc thiểu số) từ Tây Nguyên tràn xuống.
Nói cách khác, Sơn phòng không gì khác hơn là một loại thành lũy quy mô vừa
phải, có quân đồn trú, làm nhiệm vụ như biên phòng ngày nay ở khu vực sơn cước
phía tây đất nước.
Nhưng mục đích sâu xa, nhà Nguyễn muốn chuẩn bị trước một
loạt căn cứ hậu lộ nhằm có nơi rút lui và tổ chức kháng chiến lâu dài, nếu Kinh
thành Huế bị Pháp tấn công không thể giữ được.
Trong số đó, sách “Đại Nam thực lục chính biên” cho biết, theo chỉ dụ của Tự
Đức, vùng Cùa, Cam Lộ, Quảng Trị được chọn làm đất lập Nha Kinh lý Sơn phòng
Quảng Trị, tiền thân của thành Tân Sở sau này. Nhân lực xây dựng lấy từ số phạm
nhân đã được phân loại.
Tháng 7/1883, Vua Tự Đức băng hà. Một tháng sau, Pháp đã đưa tàu chiến chiếm cứ
cửa biển Thuận An, từ đó kéo quân xộc thẳng về Kinh đô và đồn trú ngay trên đất
Huế.
Tướng lĩnh Pháp ngang nhiên ra vào hoàng thành, ngang nhiên nhúng tay can
thiệp vào việc triều chính của đất nước. Quốc gia bên bờ suy vong, triều đình
Huế phân hóa nghiêm trọng.
Trong ba "cố mệnh đại thần" được di chiếu của Tự Đức giao trọng trách Phụ chánh
đại thần thì Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường là chủ soái của phe chủ chiến,
trong khi Trần Tiễn Thành cầm đầu phái chủ hòa.
Tôn Thất Thuyết và phe chủ chiến đã thẳng tay loại trừ bất kỳ ai, kể cả vua, nếu
dám chống lại hoặc cản trở chủ trương chống Pháp. Trong vòng một năm, 3 tân
vương Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc đã lần lượt bị truất ngôi và bị giết chết
theo lệnh của Tường, Thuyết.
Việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến càng trở nên gấp rút. "Quốc triều chính biên
toát yếu" chép, cuối năm 1883, dưới triều Vua Kiến Phúc, Cơ mật Viện nhà Nguyễn
đã cho "dời Nha Sơn phòng Quảng Trị tới làng Bảng Sơn (nay là xã Cam Nghĩa), lỵ
sở phủ Cam Lộ cũng dời về trong Sơn phòng".
Tổng chỉ huy xây dựng Sơn phòng Tân Sở được chính cố mệnh đại thần Nguyễn Văn
Tường đảm trách, có sự phụ tá đôn đốc của một loạt trọng thần như Phò mã Đặng
Huy Cát, Tham biện Tôn Thất Lệ, Phó sứ Sơn phòng Nguyễn Tuy...
Cả hai cuốn "Đại Nam thực lục chính biên" và "Quốc triều chính biên toát yếu"
đều có những ghi nhận thống nhất: Đầu năm 1885, về cơ bản, các công trình phòng
ngự quân sự đã xem như hoàn tất. Thành Tân Sở dài 548m, rộng 418m, tổng diện
tích khoảng 23 hécta bao quanh bởi một vòng hào khá sâu, rộng 10m.
Triều đình cho dựng thành, trồng tre, đào hào làm chiến lũy, đồng thời cho chở
lương thực từ các tỉnh Hà - Nam - Ninh của đồng bằng Bắc Bộ theo đường biển vào
Cửa Việt rồi đưa lên Tân Sở.
Mặt trên và mặt dưới của ấn Hoàng đế chi tỷ, chạm bằng bạch ngọc, đời Minh Mạng. |
Từ kinh đô, rất nhiều vàng bạc, khí giới cũng được đốc thúc đưa ra chôn giấu tại đây. Riêng vũ khí, số lượng chuyển đi rất lớn, mất ròng rã 3 tháng mới hoàn tất.
Theo dự định của Tôn Thất Thuyết, 1 triệu lượng (khoảng 33 tấn) vàng ròng, bạc nén sẽ được chuyển từ kho Phủ Nội vụ trong Kinh thành Huế lên Tân Sở. Nhưng mới chuyển được 1/3, khoảng 11 tấn thì giao tranh với Pháp đã nổ ra tại kinh thành nên phải tạm ngừng.
Đêm mùng 5, rạng sáng ngày 6/7/1885, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đem quân tấn công trại lính Pháp ở đồn Mang Cá. Sau một ngày giao tranh, quân nhà Nguyễn thất bại.
Ngày 9/7, Tôn Thất Thuyết đã hộ giá (thực chất là bắt ép) Vua
Hàm Nghi - mới lên ngôi chưa đầy 1 năm - rời Hoàng thành vượt lên Tân Sở. Pháp
một mặt cho quân bộ đuổi theo, một mặt cho thủy quân kéo tàu ra biển Nhật Lệ
(Quảng Bình) chặn đường.
Tôn Thất thuyết tự lượng thành Tân Sở không đủ sức chống đỡ nên vội phò giá Hàm
Nghi vượt lên phía thượng ngàn Đắkrông - Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, từ đó vượt
sang Châu mường Mahasay của Lào.
Khi Phan Đình Phùng hưởng ứng chiếu Cần Vương khởi nghĩa, lập xong căn cứ Vụ
Quang, Vua Hàm Nghi lại vượt biên giới về đóng tại căn cứ núi Ấu (Hương Khê, Hà
Tĩnh).
Thực dân Pháp đã xua đám tay sai do Tổng đốc Hoàng Cao Khải chỉ huy đuổi riết.
Đoàn tùy tùng lại tiếp tục hộ giá Vua Hàm Nghi vượt đèo Quy Hợp vào đất Tuyên
Hóa, Quảng Bình. Có thời gian, đoàn ngự giá hạ trại tại chân núi Mã Cú, nay
thuộc địa phận xã Hóa Sơn, Minh Hóa, Quảng Bình - chính là nơi sau này Nguyễn
Hồng Công đào tìm kho báu.
Rời kinh thành, ngoài châu báu tùy thân, Vua Hàm Nghi còn mang theo kim ấn "Ngự
tiền chi bảo" - bảo vật truyền ngôi của nhà Nguyễn. Trước lúc rời Tân Sở, ngày
13/7/1885, Vua Hàm Nghi đã tự tay đóng ấn "Ngự tiền chi bảo" lên những tờ Hịch
Cần Vương, kêu gọi sĩ phu và dân chúng mọi miền đứng lên chống Pháp.
Thời gian Vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lưu lại Tân Sở rất ngắn, chỉ chừng 4
hoặc 5 ngày. Ngay sau đó, Pháp đã chiếm Sơn phòng Tân Sở và san phẳng nơi này.
Với thời gian gấp gáp như vậy, lại liên tục trong tình trạng bị truy đuổi ráo riết một thời gian dài, gần như chắc chắn Vua Hàm Nghi và đoàn hộ giá không thể mang theo hết số bạc vàng châu báu, tiền bạc đã tập kết về Tân Sở từ đầu năm 1885.
Ngoài một phần bị quân Pháp cướp lại, số mang theo được chắc
chắn sẽ phải chia nhỏ, chôn giấu lại từng phần ở nhiều nơi dọc đường bôn tẩu.
Ngày 26/9/1888, tại khe Tá Bào, Tuyên Hóa, Quảng Bình, tên phản bội Trương Quang
Ngọc đã dẫn binh giết sạch đoàn hộ giá, bắt Vua Hàm Nghi dâng cho giặc.
Trương Quang Ngọc, rồi thực dân Pháp đã lục xét đào xới khắp bốn chung quanh nơi
vua hạ trại hòng tìm cướp báu vật mang theo, nhưng chỉ uổng công.
Không ngọc tỉ, kim ấn, không bạc nén, vàng thoi, trong người đức vua chỉ còn lại một ít bạc lẻ và vài ba tấm bản đồ đánh dấu một số kho báu được chôn lại ở nhiều nơi.
Kẻ ngoài cuộc có cầm bản đồ trên tay cũng không tài nào xác
định nổi vị trí của những tấm bản đồ vẽ sơ sài ấy... Trong khi đó, Vua Hàm Nghi
thì trước sau không chịu nói thêm lấy nửa câu.
Phải chăng tấm bản đồ mà ông Nguyễn Hồng Công từng tuyên bố sở hữu là một trong
số những bản đồ kho báu đã thất lạc từ gần trăm năm trước? Câu trả lời vẫn là
một bí ẩn lịch sử.
Một phần trong số các báu vật của vua Hàm Nghi được cất giữ tại xã Phú Gia, Hương Khê, Hà Tĩnh |
…và những lát cắt thời gian
Đầu những năm 1980, đồng bào dân tộc Vân Kiều ở gần cầu Đắkrông, Quảng Trị (cạnh
Nghĩa trang Trường Sơn hiện nay), trong khi đi bắt cá khe đã tình cờ phát hiện
trong một hốc cây lớn chìm dưới suối cả một kho tàng gồm toàn tiền cổ bằng vàng
ròng và những thoi vàng nặng 1 lượng.
Một đoàn khảo sát của Bảo tàng Trung ương cũng tình cờ phát hiện được tại bản Sê
Bu, xã Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị một chiếc áo dài màu đen, lót lụa đỏ,
thêu kim tuyến và hình rồng 5 móng được cho là áo bào của Vua Hàm Nghi. Thời nhà
Nguyễn, chỉ có vua mới được thêu rồng 5 móng.
Một số tài liệu trước đó từng ghi nhận, trước khi chia tay để
thoát sang Châu mường Mahasay (tỉnh Khăm Muộn, Lào), Vua Hàm Nghi đã cởi áo bào
tặng cho một người Vân Kiều tên là Ku Xin, vì đã có công giúp đỡ đoàn hộ giá.
Tại thôn 5, xã Hải Phúc (huyện Đắkrông), Bảo tàng tỉnh Quảng Trị cũng phát hiện
được trong một gia đình Vân Kiều có chiếc mâm đồng cổ rất lớn chạm 2 con rồng 5
móng và 5 chữ Hán: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.
Ở Quảng Bình, ông Thái Xuân Bạ, nguyên Phó chánh án Tòa án nhân dân huyện Minh
Hóa cho biết, khoảng những năm 50, bố ông tham gia dân quân xã, từng được huy
động đi thu gom "vàng Vua Hàm Nghi" do dân xã Trung Hóa phát hiện.
Tổng cộng có 3 nong phơi lúa tiền chữ "Đại" bằng vàng ròng,
mỗi đồng nặng 12 chỉ được gom về sân nhà ông Bạ trước khi đem giao nộp cho chính
quyền. Ông Bạ và một số trẻ con hàng xóm đã "nhón" đi mỗi người khoảng 10 đồng
để dành... đánh đáo.
Tại thôn Đặng Hóa, Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, năm 1956, sau trận lụt lớn, người
dân trong xã đã phát hiện và vớt được vô số tiền vàng từ một hốc đá trôi ra
suối, thu được hàng tạ, đem nộp lại toàn bộ cho Nhà nước.
Gần hơn, giữa tháng 4/2003, một đám trẻ chăn trâu đã tình cờ phát hiện được tại
hang Lèn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình một chiếc tráp gỗ, bên ngoài
khắc chữ Hán và hoa văn nhũ vàng rất đẹp. Đưa xuống núi, chiếc tráp đã tự động
mục rã ra.
Bên trong tráp có một quả cau bằng kim loại màu đen, hai lư hương bằng đồng và 2
chìa khóa kiểu cổ. Một thanh niên trong làng đã lừa đám trẻ lấy mất quả cau màu
đen (nghi chế tác bằng đồng đen). Hai lư hương và hai chiếc chìa khóa, Sở Văn
hóa Thông tin đã kịp thời thu giữ để giám định.
Gần 1 năm sau, ngày 30/12/2003, trong khi đào đất trên ruộng, người dân Văn Hóa
đã bất ngờ đào được hàng chục chum vại đựng đầy tiền cổ triều Nguyễn được chôn
cách mặt đất chỉ chừng 0,6m. Suốt buổi chiều và đêm hôm đó, toàn bộ số tiền cổ
này đã được thương lái đến mua và đem đi mất, trước khi chính quyền địa phương
phát hiện và ngăn chặn.
Thông tin chi tiết về vụ việc, chúng tôi đã có dịp đề cập đầy đủ trong bài báo
"Quảng Bình: Hàng tấn tiền cổ được phát hiện và… biến mất" (tác giả Hồng Lam -
Tâm Phùng) đăng trên Chuyên đề ANTG phát hành ngày 3/1/2004.
Đầu năm 2009, UBND huyện Tuyên Hóa, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Bình
cũng đã tiếp nhận 3 đồng tiền vàng của bà Nguyễn Thị Liên, trú tại thôn Tân Sơn,
xã Sơn Hóa, Tuyên Hóa. Con dâu bà Liên đã phát hiện 3 đồng tiền cổ này tại khe
nước Trọt Su trong xã.
Những đồng tiền này đều đúc bằng vàng 999,9%, mỗi đồng nặng 5 chỉ vàng. Có 2
đồng đường kính 2,8cm, đồng còn lại đường kính 2,4 cm. Khác kích thước nhưng
giống nhau về cách trang trí, một mặt có họa tiết mặt trời, mặt kia có 4 chữ
"Hàm Nghi thông bảo". Rất có thể, đây là những đồng tiền được đúc dập sau khi
Vua Hàm Nghi đã trên đường bôn tẩu.
Một chứng cứ xác đáng được nhiều người biết nữa xuất hiện vào giáp tết Nguyên
đán năm 2007. Nhà báo Văn Cầm Hải và nhóm làm phim thời sự của VTV1 khu vực Thừa
Thiên - Huế đã phát hiện và quay được tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh,
một loạt những di vật của Vua Hàm Nghi.
Kho báu gồm một cặp kiếm, 6 hoàng bào, một cặp voi vàng, cau, trâu vàng... vẫn
được gìn giữ nguyên vẹn trong một miếu thờ có 3 chìa khóa, do 3 người cất giữ.
Miếu cất giữ những báu vật này nằm cách căn cứ Sơn phòng xưa chỉ chưa đầy 2km.
Rõ ràng, kho báu Vua Hàm Nghi là một hiện thực lịch sử, không chỉ là huyền
thoại. Những phần kho báu đó chôn giấu những đâu, chôn giấu như thế nào là một
bí ẩn lớn của lịch sử, chưa ai tìm ra lời đáp. Nhưng chắc chắn nó không phải là
câu chuyện hoang đường
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào