Phát hiện 'mộ thây ma', có dấu hiệu can thiệp để 'thây ma' không đội mồ sống dậy
Có nhân tình kém 27 tuổi, chồng bịa chuyện vợ bị tâm thần để ly hôn nhưng vài năm sau gặp quả báo kinh hoàng và di nguyện "đáng sợ" trước khi lìa đời! / Thời phong kiến chỉ Hoàng đế mới được mặc long bào, tại sao Bao Công cũng có thể mặc trang phục giống của vua?
Khi nhóm khảo cổ khai quật ngôi mộ, họ phát hiện một tảng đá lớn dường như cố tình được đặt đè lên phần chân thi thể người chết.
"Hòn đá được cho là đặt ở đó với lý do nhất định. Có thể là để giữ người chết trong quan tài, không cho họ sống lại," Bảo tàng Tiền sử Saxony-Anhalt viết trên Facebook.
Theo Newsweek, người cổ đại sống trong khu vực được cho là sợ "thây ma", linh hồn người chết trở lại hoặc xác sống trở về từ cõi chết.
Susanne Friederich, quản lý dự án khảo cổ đồng thời là nhà khoa học làm việc cho Văn phòng Quản lý Di sản và Khảo cổ bang Saxony-Anhalt, người cổ đại từng sống trong khu vực đã có những biện pháp mà họ tin rằng sẽ ngăn cản thây ma sống lại.
"Thời đó, người ta tin rằng tử thi có thể tự tìm cách thoát khỏi mộ. Đôi lúc họ chôn người chết ở tư thế nằm sấp, để thi thể có đào đất sẽ tiến sâu xuống dưới, thay vì hướng lên mặt đất," bà Friederich nói với Newsweek.
Những ngôi mộ có dấu hiệu như vậy được giới khảo cổ đặt biệt danh "mộ thây ma". Hài cốt được tìm thấy hồi tháng 04 được cho là một người đàn ông khoảng 40-60 tuổi, không được chôn cùng các cổ vật.
Đây không phải lần đầu tiên ngôi mộ như vậy được phát hiện ở châu Âu trong những năm gần đây. Một nghiên cứu hồi năm 2020 đặt trên Tuần san Khoa học Khảo cổ mô tả trường hợp một người đàn ông được chôn ở tư thế ngôi, một nửa cơ thể lộ ra ngoài. Cách chôn cất như vậy khiến giới khoa học tìm hiểu khả năng người này được chôn để không sống dậy.
Nhà khảo cổ tiền sử Rafael Garrido Pena tại Đại học Madrid (Tây Ban Nha) trả lời trang tin Atlas Obscura cho biết người châu Âu thời đồ đá mới đôi khi tin rằng một người chưa chết hẳn, coi thi thể là nguy hiểm cho tới khi nó bị phân hủy hoàn toàn và chỉ còn lại xương.
Ông Pena nhắc tới một số trường hợp các nền văn minh đồ đá mới khai quật thi thể chưa phân hủy hết để di dời tới các ngôi mộ chắc chắn hơn, nơi dường như họ tin rằng thi thể sẽ không ra nguy hiểm.
Giới khảo cổ tin rằng thi thể mới phát hiện ở Đức chưa từng bị quật mộ để di dời, dựa trên vị trí cơ thể lúc chôn cất.
Một số giải thích khác cho cách chôn cất này cũng được nhắc tới, chẳng hạn như đây là một cách xử tử, hoặc động cơ văn hóa khác. Giới khoa học chưa hoàn thành phân tích ngôi mộ, nhưng họ chắc chắn về nỗi sợ thây ma sống lại của người cổ đại thời điểm đó.
Hà An (SHTT)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Ảnh minh họa.