Bí ẩn về những giấc mơ kỳ lạ
Giấc mơ bạo lực là dấu hiệu của những bệnh về não trong tương lai / Điều gì sẽ xảy ra nếu con người có thể ghi và giải mã giấc mơ?
Theo các nhà nghiên cứu, giấc mơ có cấu trúc và nội dung rất giống quá trình tư duy. Ảnh minh họa: istock. |
Trang Live Science dẫn lời Matthew Wilson, chuyên gia thần kinh tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và là báo cáo viên tham gia cuộc hội thảo “Khoa học kỳ lạ về giấc ngủ và các giấc mơ” do Học viện Khoa học New York tổ chức, cho biết: “Cấu trúc và nội dung của quá trình tư duy trông rất giống cấu trúc và nội dung của quá trình mơ ngủ. Chúng có thể là sản phẩm của cùng một cơ chế”.
Công trình nghiên cứu của ông Wilson cũng như của nhiều nhà khoa học khác đã tìm hiểu kỹ lưỡng về mối liên hệ cốt yếu giữa các giấc mơ, sự học hỏi và trí nhớ. Họ phát hiện, các giấc mơ cho phép bộ não hoạt động thông qua những trải nghiệm có ý thức. Trong đó, bộ não dường như ứng dụng cùng cơ chế thần kinh đã được dùng ban ngày để đánh giá quá khứ, tương lai và những khía cạnh khác trong thế giới nội tâm của con người vào ban đêm.
Theo ông Wilson, trí nhớ là sự phản ánh của thế giới nội tâm này. “Những gì chúng ta ghi nhớ là kết quả của các giấc mơ, chứ không phải điều ngược lại”, nhà nghiên cứu này nhấn mạnh.
Cũng giống như công trình của ông Wilson, nghiên cứu của Erin Wamsley, chuyên gia giấc ngủ thuộc Trường Y, Đại học Havard (Mỹ) cũng tập trung xem xét mối quan hệ giữa trí nhớ và các giấc mơ trong giai đoạn ngủ non-REM (giai đoạn đầu của giấc ngủ, vốn bao gồm 2 phần: ngủ chậm nông và ngủ chậm sâu, nối tiếp nhau). Các giấc mơ sống động, liền mạch thường xuất hiện trong giai đoạn ngủ REM (giai đoạn sau của giấc ngủ, còn được gọi là giai đoạn động mắt nhanh hoặc giai đoạn ngủ mơ). Dẫu vậy, giấc ngủ nonREM cũng mang đến các giấc mơ nhưng chúng rời rạc và chắp vá hơn.
Trong các thử nghiệm của mình, bà Wamsley và các cộng sự phát hiện, những giấc mơ đóng vai trò như “thầy giáo”, giúp con người học hỏi kiến thức. Mặc dù nghiên cứu này chỉ tập trung vào giấc ngủ nonREM, nhưng bà Wamsley khẳng định, sự gắn kết giữa giấc mơ và việc học hỏi xảy ra ở tất cả các giai đoạn của giấc ngủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?