Bí ẩn vị trí ngôi mộ của hoàng đế nhiều "góc khuất" bậc nhất Trung Quốc
Lưu Bang: Hoàng đế lưu manh, lỗ mãng, bất hiếu của nhà Hán / Sự thật gây 'sốc' về Lưu Bang - Hoàng đế lưu manh, lỗ mãng của nhà Hán
Hoàng đế Ung Chính(1678-1735) nhà Thanh có thể coi là một trong những vị vua có nhiều “góc khuất” nhất lịch sử. Từ việc lên ngôi nhiều nghi vấn đến sự khó hiểu trong cái chết của mình. Một trong những điều làm người đời thắc mắc là tại sao ông không được an táng ở gần vua cha của mình là Khang Hy đế?
Lăng mộ được xây dựng ở triều đại nhà Thanh có tên Thanh Đông Lăng, là nơi yên nghỉ của một số vị vua nhà Thanh, trong đó phải kể đến những nhân vật nổi tiếng như Thuận Trị, Khang Hy (cha Ung Chính), Càn Long (con trai Ung chính), nhưng không có Ung Chính đế.
Từ việc lên ngôi tới việc xây mộ của vua Ung Chính đều gây tranh cãi.
Thay vào đó, ông chọn một nơi ở chân núi Thái Ninh, thuộc tỉnh Hà Bắc làm nơi an nghỉ, cách xa Thanh Đông Lăng đến 600km.
Tại sao vua Ung Chính lại xây lăng mộ cách xa như vậy?
Đường vào Thanh Đông Lăng, nơi an nghỉ của vua nhà Thanh (Ảnh: TourBeijing)
Theo thứ tự của hệ thống lăng mộ cổ xưa, mộ của tổ tiên sẽ ở giữa và các con cháu lần lượt được đặt ở hai bên trái phải, tên của quy luật này được gọi là "Tả chiêu hữu mục". Trật tự trong nghĩa trang của hoàng đế cổ đại cũng nên dựa trên điều này.
Nhưng hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh, vua Ung chính, vốn là một người với tư tưởng đổi mới hơn, đã không tuân theo. Ông tin rằng không chỉ Thanh Đông Lăng là nơi hợp phong thủy để an táng.
Do đó, ông đã bắt đầu chỉ định cho Di thân vương Dận Tường (em trai ông) và một đại thần rằng không cần tìm một chỗ trong lăng mộ cũ nhà Thanh mà hãy tìm một lăng ở phía tây thành Bắc Kinh.
Sau đó, Dận Tường tìm thấy một vùng đất quý giá về mặt phong thủy mà hoàng đế cũng công nhận là nơi " Càn khôn tụ hội, Thái dương hòa hợp", để xây một lăng mộ mới cho mình.
Thanh Tây Lăng, nơi an nghỉ của Ung Chính đế (Ảnh: Wikipedia.com)
Lăng mộ các vua Thanh nằm phía Đông Bắc kinh đô, lăng mộ các vua nhà Minh thì ở Đông Nam, đều có điểm chung là đường vào lăng luôn có một cổng lớn làm từ các cột đá. Tuy nhiên, lăng mộ mới được xây dựng tó tới ba cổng đá và một một cổng lớn ở giữa và hai bên. Thêm vào đó, hai con kỳ lân cũng được đặt ở hai bên.
Chuyện kể rằng khi Ung Chính chưa đăng cơ, ông sống trong Ung Hòa Cung, phía nam cung đó cũng có 3 cổng và đặt 2 con kỳ lân bằng đá. Vị trí đặt kì lân được cho là theo phong thủy nhằm giúp ông về mặt tâm linh có thể lên ngôi báu sau này.
Và ông cũng muốn tiếp tục có một vị trí phong thủy đẹp ngay cả sau khi ông qua đời. Vì vậy, kết cấu cổng của lăng mộ cũng được mô phỏng theo Ung Hòa Cung.
Nhân gian thường dị nghị về việc lên ngôi mờ ám của Ung Chính. Thêm vào đó, ông cũng từng xử tử công thần, diệt trừ một số huynh đệ của mình vì sợ mất ngôi báu nhằm bảo vệ quyền lực tuyệt đối. Nên người đời cho rằng bản thân trong lòng vua bất an, có ám ảnh, không dám ở cùng lăng mộ với tiên tổ.
Tuy nhiên, cũng có những người cho rằng ông là một vị vua có tư duy khác với các vị tiên vương, từng đưa ra nhiều cải cách xã hội, nên việc ông có thay đổi trong cách chọn nơi an nghỉ cũng khác thì không có gì là lạ.
Tây Lăng cũng là nơi chốt cất một số hoàng đế sau thời Ung Chính như Gia Khánh, Đạo Quang (Ảnh: Qulishi.com)
Sau này, Càn Long đế lên ngôi, đương nhiên cũng sẽ chọn một nơi dừng chân cuối cùng để về thế giới bên kia. Nhưng khó có thể quyết định liệu ông nên ở cùng cha mình hay ở cùng tổ tông.
Sau đó, Càn Long quyết định ở Thanh Đông Lăng, nhưng quy định thêm các hoàng đế sau này có thể chọn cả Tây Lăng của Ung Chính nếu muốn, và nơi đây đã trở thành an táng của một số vua Thanh vào cuối triều đại này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm