Khám phá

Bí ẩn Vịnh Hạ Long và loài sinh vật khổng lồ gây khiếp sợ

Vịnh Hạ Long đã và đang trở thành điểm đến, thu hút đông đảo du khách trong nước và thế giới đến tham quan. Dưới màu xanh của nước biển, những bí mật của di sản mãi là điều bất ngờ, kích thích sự khám phá của nhiều người.

Những di sản trường tồn với thời gian của Ai Cập cổ đại / Bí mật khó tin về 5 di sản thế giới tuyệt đẹp ở Indonesia

Theo Nghị định 109 ban hành năm 2017 quy định về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam, di sản thiên nhiên thế giới là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn cầu về thiên nhiên, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi vào danh mục Di sản thế giới. Hiện, Việt Nam có hai địa danh được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, gồm: Vịnh Hạ Long và vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Điều đặc biệt, cả hai di sản này đều được UNESCO công nhận hai lần: vịnh Hạ Long vào các năm 1994 và 2000, Phong Nha - Kẻ Bàng vào các năm 2003 và 2015.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo những tài liệu cũ của người Pháp ghi chép lại thì từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhiều tàu hải quân của Pháp đã bắt gặp loài rắn biển khổng lồ trên Vịnh Hạ Long. Đại uý Lagresille, chỉ huy pháo thuyền Avalanche trong báo cáo của mình vào tháng 7-1897 đã thuật lại việc các thuỷ thủ nhìn thấy hai con vật kỳ dị trên Vịnh Hạ Long. Thân chúng dài khoảng 20m, cổ có lông mịn bao phủ, đường kính thân chừng 2m. Chúng cử động bằng cách uốn lượn như rắn. Họ bèn nạp đạn bắn nhưng khoảng cách quá xa nên không bắn trúng, chỉ khiến chúng lặn sâu xuống biển. Không chỉ người Pháp, một số ngư dân đánh cá trên Vịnh Hạ Long cũng kể lại rằng, từ cách đây mấy chục năm, vào thập kỷ 60, 80 của thế kỷ trước, họ đã nhìn thấy những con rắn biển khổng lồ.
Tạp chí Xưa và Nay của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam có đăng bài của tác giả Hồ Đắc Duy, trong đó ông đặt ra những giả thuyết về có một kho báu của quân Mông Cổ dưới đáy Vịnh Hạ Long. Tác giả lập luận rằng đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ bị quân dân nhà Trần đánh cho tan tác trên Vịnh Hạ Long năm 1288, ngoài lương thực ắt hẳn phải có vật dụng khác như đồ gốm, sứ hoặc hơn thế nữa. Do chưa có cuộc khảo sát, khai quật khảo cổ nào được tiến hành dưới đáy biển nên đây vẫn là một bí mật trong lòng Vịnh Hạ Long. Năm 2004, một số thợ lặn ở Cái Rồng (Vân Đồn) trong khi lặn biển khai thác hải sản cho biết đã phát hiện xác một chiếc tàu gỗ đắm trên vịnh Bái Tử Long, trong đó có các đồ gốm, sứ như bát, đĩa, âu. Theo giám định của TS Phạm Quốc Quân, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thì số hiện vật này có xuất xứ từ Trung Quốc, niên đại cuối thế kỷ XIX. Do quan tâm tới chuyện mưu sinh hơn là đi tìm đồ cổ, nên các thợ lặn kia không trở lại khu vực tàu đắm có những xoáy nước nguy hiểm nữa...
Động Thiên Cung nằm ở phía tây nam Vịnh Hạ Long cách cảng tàu du lịch 4 km trên đảo Đầu Gỗ ở độ cao 25 m so với mực nước biển. Động Thiên Cung rộng khoảng 10000m2.Trên vách động phía đông như một bức tranh hoành tráng đố sộ, trong đó nổi lên những nhân vật cổ tích xưa với đường nét mềm mại uyển chuyển, khôn cùng tinh tế tới từng chi tiết nhỏ. Động gắn liền với truyền thuyết về vua Rồng xưa. Truyện kể rằng sau khi vua Rồng giúp dân đánh tan giặc vua Rồng trở về động của mình, năm ấy trời hạn hán nặng dân tình thất bát nhiều nên họ phải cầu cứu vua Rồng ra tay làm mưa. Để chúc mừng, những chú Rồng bay lươn lúc ẩn lúc hiện trong rừng mây nhũ đá, những chú voi con công kênh nhau lên nhảy múa, những con mãng sà lớn trốn mình cuốn quanh cây đa cổ thụ, hai chú sư tử đá nhảy múa, trên cao những chú đại bàng dang rộng đôi cánh khổng lồ.
Theo Châu Anh/Tiền phong
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm