Bí ẩn vụ thảm sát cả gia tộc của kẻ giết em trai Mao Trạch Đông
Vẻ đẹp hoàn hảo của cô gái 18 tuổi sống ở 9.000 năm trước / Cứ tưởng thiên thạch rơi xuống, ai ngờ sự thật phũ phàng
1. Vào 8 giờ sáng ngày 17/5/1949, Phạm Tông Tương, nguyên đội trưởng đội cảnh sát hình sự tỉnh Cảm Túc nhận được điện thoại: “Anh nhanh chóng tới số 69 đường Tả Công, nhà của Khâu Tông Tuấn. Có án mạng xảy ra”. Phạm Tông Tương nhận lệnh, tức tốc lên đường.
Tại nhà họ Khâu, Phạm nhìn thấy các thi thể nằm la liệt trong nhà, hai mắt trợn trừng, máu tươi chảy lênh láng trên sàn nhà. Nạn nhân gồm 11 người, đều là người nhà họ Khâu. Người nhỏ nhất mới 5 tuổi. Toàn bộ các vật quý trong căn nhà 28 gian của Khâu Tông Tuấn đều bị vét sạch.
Ảnh minh họa.
Khâu Tông Tuấn không phải là nhân vật xa lạ gì với giới chức địa phương. Khâu vốn là bố vợ của Thịnh Thế Tài, một quân phiệt thuộc phe Quốc dân Đảng. Vào năm 1933, khi Thịnh Thế Tài đảm nhận chức đô đốc Tân Cương, Khâu Tông Tuấn dựa vào thế lực của con rể, tung hoành ngang ngược, quyền lực khi đó chỉ đứng sau mỗi một mình Thịnh Thế Tài. Người dân Tân Cương khi đó vẫn nhớ như in rằng, cả Thịnh lẫn Khâu đều là những kẻ tham tàn, hiếu sát. Với quyền lực có sẵn trong tay, chúng đã giết không biết bao nhiêu người, cướp đi không biết bao nhiêu tài sản của người dân. Tới khi Thịnh Thế Tài được điều khỏi Tân Cương, Khâu cảm thấy mình không còn chỗ dựa, một mình ở lại Tân Cương thì không ổn nên cũng theo con rể chuyển cả nhà tới Lan Châu sinh sống.
Ngoài sự tàn ác khét tiếng, Thịnh Thế Tài còn được biết đến như là người đã ra tay giết hại Mao Trạch Dân, em trai ruột của Mao Trạch Đông. Người ta nói rằng, vào năm 1943, để thể hiện sự trung thành với Tưởng Giới Thạch cũng như tỏ thái độ cắt đứt hoàn toàn với phe Đảng Cộng sản, Thịnh Thế Tài đã ra lệnh cho thuộc hạ là Lý Anh Kỳ hạ sát Trần Đàm Thu và Mao Trạch Dân cùng nhiều người khác khi đó đang bị y bắt giam. Theo đó, thuộc hạ của Thịnh Thế Tài đã dùng gậy đánh vào đầu Mao Trạch Dân sau đó dùng dây thừng siết cổ cho tới chết.
Vào thời điểm xảy ra vụ án mạng tại nhà bố mẹ vợ, Thịnh Thế Tài đang ở Đài Loan. Nghe tin vụ thảm sát tại nhà, Thịnh Thế Tài vô cùng hoảng hốt. Sau khi suy nghĩ, cân nhắc, Thịnh Thế Tài quyết định phái thân tín của mình tìm Mã Bộ Phương, một người anh em kết nghĩa của Thịnh, khi đó đang nắm giữ quân đội ở vùng Tây Bắc, hy vọng Mã có thể niệm tình xưa nghĩa cũ mà giúp mình. Cảnh sát Cam Túc dưới sự tác động của Mã, rất tích cực điều tra vụ việc.
2. Lúc bấy giờ, các thành viên đội chuyên án nhà họ Khâu bị chia làm 3 phe. Một phe theo giả thuyết vụ án giết 11 người nhà họ Khâu là để “trả thù” bởi vì trên bức tường tại phạm nhân đã để lại một bức “huyết thư”, có viết: “Mối thù 20 năm trả trong đêm nay”.
Một ý kiến khác cho rằng, đây là một vụ giết người cướp của. Bằng chứng là toàn bộ số tài sản, châu báu, vật phẩm quý của nhà họ Khâu đều bị khoắng sạch. Một phe thì cho rằng, đây là một vụ án vì tình.
Đúng một tháng kể từ ngày xảy ra vụ án, khi đội chuyên án đã bắt đầu nản lòng vì không tìm được bất cứ manh mối nào thì phát hiện một người tên Lương Thiên Hợp rao bán sừng linh dương.
Lúc bấy giờ, trên thị trường quốc tế, sừng linh dương có giá đắt hơn cả kim cương. Tuy nhiên, họ Lương vì muốn bán gấp nên đặt giá rất thấp. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ, bởi lẽ, trong số những tài sản bị đánh cắp tại nhà họ Khâu có 54 lạng sừng linh dương. Ngay lập tức, Phạm Tông Tương cho người bắt Lương Thiên Hợp.
Trịnh Thế Tài và gia đình. |
Sau khi thẩm vấn, Lương Thiên Hợp khai rằng, ông ta được một người thợ mộc tên là Trương Chiếm Sinh nhờ bán hộ. Cảnh sát lại đổ tới bắt Trương Chiếm Sinh. Tại nhà họ Trương, cảnh sát phát hiện một bộ phận vàng bạc và các vật phẩm quý đã mất tại nhà họ Khâu.
Trương Chiếm Sinh khai, một người tên là Hải Ngọc Kỳ, một quân nhân Đông Bắc lôi kéo anh ta tham gia vụ thảm sát. Tuy nhiên, Trương Chiếm Sinh nói rằng, những người tham gia vụ thảm sát đều bịt mặt nên không nhận được ai với ai.
Cảnh sát lại cho người bắt Hải Ngọc Kỳ. Tuy nhiên, Hải là một quân nhân nên vô cùng cương ngạnh, cứng đầu. Phải sau rất nhiều lần khai, với nhiều đòn tâm lý thì Hải Ngọc Kỳ mới bắt đầu không chịu được nữa.
Tuy nhiên, đúng vào thời điểm Hải Ngọc Kỳ định khai thì bị đầu độc chết. Người đầu độc là Ngụy Minh Lý, cũng là một cựu binh Đông Bắc khác. Ngụy Minh Lý là người được Tàng Cảnh Chi, Phó Tư lệnh của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Lan Châu đưa về làm việc tại nhà giam.
Tuy nhiên, khi mọi người bắt đầu nghi ngờ Tàng Cảnh Chi thì Ngụy Minh Lý bị bắn chết trong lúc đang thẩm vấn. Bằng chứng cho thấy hung thủ nổ súng là Mã Nhất Khổng.
3. Đúng lúc vụ án đang trở nên phức tạp khi những người tham gia điều tra lại bắn chết cả nhân chứng thì ban chuyên án bắt thêm được 2 nghi phạm là Trần Vĩnh Xuân và Trần Hải Bằng. Cả hai khai rằng, Tàng Cảnh Chi là người đã lên kế hoạch vụ thảm sát, tuy nhiên, Tàng không tới trực tiếp giết người.
Trong khi đó, Mã Nhất Khổng sau nhiều ngày tuyệt thực cũng khai rằng, việc tổ chức vụ thảm sát tại nhà họ Khâu là vì khi xưa Thịnh Thế Tài giết quá nhiều người cộng sản trong đó có rất nhiều lính Đông Bắc.
Người đứng sau sai khiến Mã là Lưu Tự Lực, phó đoàn trưởng đoàn 23, hiến binh Lan Châu. Chính Lưu đã đưa Mã vào ban chuyên án để ngăn cản quá trình điều tra. Phạm Tông Tương nghe lời khai của Mã vẫn cảm thấy đằng sau vụ thảm sát nhà họ Khâu còn có người khác nữa.
Lưu Tự Lực sau đó đã bỏ trốn. Khi ban chuyên án tới phòng làm việc của Lưu thì phát hiện một bức thư lệnh cho Lưu chạy tới Trác Ni. Người viết bức thư được xác định là Tưởng Đức Dụ. Khi cảnh sát tới Trác Ni thì Tưởng Đức Dụ để lại một bức di thư rồi tự sát bằng súng. Lưu Tự Lực khi đó vẫn ở bệnh cạnh Tưởng Đức Dụ.
Trong bức di thư, Tưởng Đức Dụ viết rằng: “Thịnh Thế Tài lại chủ trương liên cộng, tiến hành bắt và giết rất nhiều chiến sĩ cộng sản. Đã có hơn 130 người Cộng sản bất hạnh bị Thịnh Thế Tài và Khâu Tông Tuấn sát hại. Tôi muốn rửa sạch mối hận cho những người này… Đúng lúc đó thì có tin cha con nhà họ Khâu chuẩn bị trốn ra Đài Loan theo Thịnh Thế Tài nên tôi quyết định trả mối hận mà khi xưa Thịnh Thế Tài và nhà họ Khâu gây ra tại Tân Cương…”.
Tháng 8/1949, Lưu Tự Lực bị đưa ra pháp trường xử bắn. Trước khi chết, Lưu Tự Lực vẫn còn khóc và chửi mắng Thịnh Thế Tài, Khâu Tông Tuấn. Không ít người đồng tình với những binh lính Đông Bắc xưa đã kêo gào và khóc. Những người khác tham gia vụ án thì bị tuyên án chung thân hoặc 7 đến 10 năm. Vụán thảm sát gia tộc Thịnh Thế Tài chấn động Lan Châu chính thức khép lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất
Từ Hi Thái Hậu khi còn trẻ có dung nhan ra sao?