Bi đát như em ruột Từ Hi thái hậu: Bị dùng làm công cụ đoạt sủng, bị cướp con để đoạt vị
Cái chết oan nghiệt của Trân phi dưới tay Từ Hi Thái hậu: Ám ảnh với cảnh vớt xác lên từ dưới giếng / Từ Hi Thái Hậu: Trước khi chết còn vướng vào đại tội gian ác, 100 năm sau sự thật được phơi bày
Em gái ruột của Từ Hi thái hậu là Diệp Hách Na Lạp Uyển Trinh (1841 - 1896), kém chị gái mình 6 tuổi. Khi Từ Hi nhập cung, bà mới chỉ 11 tuổi. Tuy nhiên, Uyển Trinh từ nhỏ đã được đánh giá là có nhan sắc xinh đẹp hơn chị nhiều. Nhưng dường như "trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" nên số phận của Uyển Trinh gặp nhiều trắc trở, thậm chí bị chính chị gái ruột lợi dụng làm công cụ tranh quyền đoạt lợi, để rồi cuối cùng phải trút hơi thở trong sự cô đơn lạnh lẽo.
Ép em gái thành công cụ để tranh quyền đoạt vịSau khi Từ Hi nhập cung thì được hoàng đế Hàm Phong ân sủng, nhưng ở chốn hậu cung 3000 giai lệ, đâu có phi tần nào độc chiếm được trái tim hoàng đế? Sớm nhận ra điều này, Từ Hi thái hậu (khi đó là Ý Quý phi) từng bước tìm cách củng cố thế lực của mình trong cung.
Bà bẩm báo với hoàng thượng xin chỉ định hôn sự cho em gái mình là Uyển Trinh với Thuần Thân vương Dịch Hoàn - em cùng cha khác mẹ của hoàng đế. Thuần Thân vương khi đó còn rất trẻ, là người có khí phách, có thể nói đây là một mối hôn sự tốt.
Vợ chồng Uyển Trinh và Thuần Thân vương Dịch Hoàn (Ảnh: Sohu).
Sau đó, con đường tiến thân nơi hậu cung của Từ Hi trở nên dễ dàng hơn. Sau khi vua Hàm Phong mất, con trai Từ Hi là Ái Tân Giác La Tải Thuần, tức vua Đồng Trị, lên ngôi, và Từ Hi nghiễm nhiên trở thành thái hậu. Nhưng Đồng Trị hoàng đế lại mất sớm, khi mới 19 tuổi. Chính sử ghi lại nhà vua chết do bệnh đậu mùa nhưng trong dân gian và một số ghi chép khác như "Thanh cung dị văn" hoặc "Thanh đại thông sử" lại khẳng định nhà vua qua đời do bệnh giang mai.
Ép con trai của em lên làm vua để duy trì vị thếKhi hoàng đế Đồng Trị mất, em gái Từ Hi thái hậu đã có với Thuần thân vương một đứa con trai, đặt tên là Tải Điềm. Đồng Trị không còn, Từ Hi thái hậu cần một hoàng tử có quan hệ gần gũi với mình, đồng thời phải còn nhỏ tuổi để đưa lên nối ngôi vua, nhằm giúp bản thân duy trì quyền nhiếp chính. Cháu trai Tải Điềm của bà lại đáp ứng được cả hai yêu cầu đó.
Từ Hi thái hậu gọi Uyển Trinh tới, muốn đưa cháu trai Tải Điềm lên làm hoàng đế. Mặc dù vợ chồng Uyển Trinh đã nhìn rõ ý đồ của Từ Hi thái hậu nhưng vẫn phải khuất phục trước uy quyền của bà. Từ Hi đưa cháu trai Tải Điềm lên ngôi, sau này chính là hoàng đế Quang Tự.
Khi đăng cơ, Quang Tự mới 4 tuổi, không hề có thực quyền mà chỉ là con rối trong tay Từ Hi thái hậu. Sau khi Quang Tự vào cung, Từ Hi thái hậu tiếp tục buông rèm nhiếp chính quyết định mọi việc lớn nhỏ. Thậm chí, khi Quang Tự đến tuổi trưởng thành, muốn lập ái phi của mình là Trân phi lên làm hoàng hậu cũng bị Từ Hi thái hậu cấm cản và bắt vua phải lập cháu gái ruột của mình lên làm hoàng hậu.
Vua Quang Tự bị ép lên ngôi khi mới chỉ… 4 tuổi (Ảnh: Baidu).
Về phần Uyển Trinh, bà tiếp tục ở lại phủ Thuần Thân vương. Mặc dù sau đó vợ chồng bà sinh thêm một đứa con nhưng không may chết yểu, còn đứa con trai duy nhất của bà thì bị nhốt trong cung, không thể gặp mặt.
Sau khi Quang Tự hoàng đế vào cung, ngày đêm nhớ mong mẹ nhưng không được phép về gặp. Uyển Trinh nhớ mong con, lại thêm việc bà ngày càng già yếu, dung mạo không còn được như trước khiến Thuần thân vương lạnh nhạt, không ngừng nạp thêm phúc tấn khiến Uyển Trinh ngày càng mất chỗ đứng.
Mùa hạ năm 1896, Uyển Trinh đổ bệnh, Từ Hi thấy vậy mới mềm lòng, cho phép hoàng đế Quang Tự về nhà thăm mẹ mình. Khi Quang Tự về tới nơi, Uyển Trinh đã yếu đến mức không nói được nữa. Cuối cùng, bà chết trong sự cô đơn không ai đoái hoài, hưởng dương 55 tuổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo