Cái chết oan nghiệt của Trân phi dưới tay Từ Hi Thái hậu: Ám ảnh với cảnh vớt xác lên từ dưới giếng
2 bà cháu cùng gả cho Hoàng đế Càn Long: Người trở thành Hoàng hậu trong khi cháu gái lại cô độc cả đời ở chốn thâm cung / "Thâm cung bí sử" ông Putin và vợ cũ
Trân Phi là một "sủng phi" rất nổi tiếng của hoàng đế Quang Tự, không chỉ vậy cái chết của bà cũng khiến bao người không khỏi thương cảm, xót xa.
Thế nhưng, dựa theo tình hình thực tế khi ấy, cái chết của Trân Phi lại là một điều chắc chắn sẽ phải xảy ra! Và cái chết của bà không hề đơn giản, vậy nguyên nhân sau câu chuyện này là gì?
Sai lầm lớn khi vào cung làm phi tử
Năm đó, một thiếu nữ 13 tuổi đã cùng chị gái của mình nhập cung và đều trở thành phi tử của hoàng đế Quang Tự.
Thiếu nữ 13 tuổi năm ấy chính là Trân Phi và chị gái của bà chính là Cẩn Phi.
Trân Phi khi ấy vô cùng khác biệt so với mọi người xung quanh, bà có tính cách hướng ngoại và rất có hứng thú với nền văn hóa phương Tây.
Trân Phi cũng chán ghét cùng cực những tranh đấu, lừa gạt ở chốn hoàng cung, việc Trân Phi từ nhỏ đã sống ở Quảng Châu cũng chính là nguyên nhân hình thành lên tính cách này của bà.
Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì, tại thời điểm đó, Quảng Châu có mối quan hệ vô cùng mật thiết với Chủ nghĩa tư bản, thành phố này cũng là một trong 5 thành phố cảng thương mại lớn nhất bấy giờ.
Lớn lên trong một thành phối sôi nổi, phát triển và năng động như vậy, tính cách của Trân Phi đương nhiên cũng sẽ rất hoạt bát, năng nổ.
Trân Phi và chị gái Cẩn Phi.
Trân Phi sở hữu một dung mạo vô cùng xinh đẹp, làn da trắng ngần, lại rất thông minh lanh lợi. Nếu đem ra so sánh, Cẩn Phi – chị gái của Trân Phi thậm chí còn có những điểm thua kém so với em gái mình. Nhưng nhìn tổng quan, thì Cẩn Phi cũng rất xinh đẹp.
Hai chị em Cẩn Phi và Trân Phi đều được vua Quang Tự hết mực sủng ái, nhưng không may thay, chính sự sủng ái của vua Quang Tự đối với họ đã "khơi dậy" lên sự bất mãn trong lòng Từ Hi thái hậu.
Từ Hi cho rằng, những tính cách và thói quen của Trân Phi và Cẩn Phi đều không phù hợp với gia quy, với những quy tắc trong cung đình.
Đến năm Quang Tự thứ 10, với lý do không nghe lời của Từ Hi thái hậu, phạm vào tội không tôn trọng gia quy, phép tắc trong cung nên Trân Phi và Cẩn Phi đều bị giáng xuống hàng Qúy nhân.
Vì chuyện của Trân Phi, vua Quang Tự đã quỳ gối hơn hai tiếng để cầu xin cho ái phi của mình, nhưng Từ Hi một mực không để tâm đến.
Theo ghi chép lịch sử, khi ấy, trước ngày bị giáng xuống hàng Quý nhân, Trân Phi thậm chí đã bị lột hết quần áo và bị phạt đánh bằng trượng (gậy dài bằng gỗ, thời xưa được dùng để đánh người bị xử phạt).
Ảnh Trân phi.
Đây có thể coi là một sự sỉ nhục chưa từng có, đến chị gái của bà – Cẩn Phi cũng bị liên lụy. Cả những cung nữ và thái giám hầu hạ Trân Phi cũng chung số phận, người thì bị bí mật giết chết, người thì bị đuổi ra khỏi cung.
Có người nói rằng, Từ Hi ghét Trân Phi đến vậy là vì Trân Phi được vua Quang Tự hết mực sủng ái. Và đâu chỉ có Từ Hi, hàng ngàn con mắt đố kị trong hậu cung vẫn luôn nhìn chằm chằm vào Trân Phi, trong đó có cả chủ nhân hậu cung – Long Dụ hoàng hậu.
Khi ấy, quan hệ giữa vua Quang Tự và hoàng hậu Long Dụ cũng không tốt, hoàng hậu lại vô vùng đố kị với Trân Phi, nên nhiều lần trước mặt vua Quang Tự đã tố giác Trân Phi làm trái với những điều cấm kỵ ở trong cung.
Cái chết đau đớn không thể tránh khỏi của Trân Phi
Trân Phi từ nhỏ đã sống ở vùng đất cảng thương mại đầy quyền quý, nên sau khi nhập cung, cách sống của bà đã có những điểm thật sự không phù hợp với những quy tắc trong cung, do đó mà đã làm phật ý nhiều người.
Trân phi đã nghĩ ra và thực hiện một số mánh khóe "mua chức bán quyền" để kiếm ngân lượng. Đây cũng là một sai lầm lớn nhất của Trân Phi, thân là phi tử nhưng lại làm ra những chuyện như vậy, Từ Hi thái hậu chắc chắn cũng sẽ không buông tha cho bà.
Và, hành động chạm đến giới hạn cuối cùng trong lòng Từ Hi thái hậu của Trân Phi chính là việc Trân Phi tích cực ủng hộ vua Quang Tự trong phong trào Duy Tân (1898).
Với sự độc ác của Từ Hi, có thể dự đoán trước được, cái chết của Trân Phi sẽ không còn cách bao xa nữa.
Ảnh minh họa.
Tháng 8 năm 1900, khi Liên quân 8 nước phương Tây tấn công vào Bắc Kinh, Từ Hi và vua Quang Tự đã chạy trốn đến Tây An. Vì không thích Trân Phi, nên Từ Hi đã tuyên bố rằng, vì số lượng người trong chuyến bỏ trốn này đã quá nhiều nên không thể đưa Trân Phi đi theo, lệnh cho Trân Phi ở lại trong cung.
Thế nhưng, trên thực tế, trên đường chạy trốn Từ Hi đã mang theo vô vàn những vàng bạc châu báu, có thể mang theo nhiều vật ngoài thân như vậy, vậy thì tại sao không thể đưa Trân Phi cùng đi theo?
Rất rõ ràng, Trân Phi hoàn toàn có thể cùng người của hoàng gia đi lánh nạn ở Tây An, nhưng Từ Hi đã không cho Trân Phi con đường sống này.
Theo như lời của Từ Hi, thì Trân Phi sẽ phải tự sinh tự diệt ở trong cung, nhưng Trân phi chưa kịp làm gì thì đã bị người của Từ Hi giết chết bằng cách đẩy bà xuống giếng.
Trong một quyển ghi chép về lịch sử hoàng cung nhà Thanh có nói rằng, phải đến tận 1 năm sau kể từ khi sai người ném Trân Phi xuống giếng, Từ Hi Thái hậu mới thông báo cho người nhà của Trân Phi vào cung trục vớt thi thể của bà.
Khi vớt lên, thi thể của Trân Phi đã không thể nhận dạng được.
Một chân của thi thể cũng bị gãy rời khỏi cơ thể, chiếc chân này của Trân Phi đã được bí mật đem đi chôn ở Điền Thôn, khu vực ngoài cổng thành Tây Trực Môn, Bắc Kinh.
Vì để che đậy chân tướng, những thái giám đảm nhận việc chôn cất này cũng làm rất cẩn thận, xếp ngay ngắn gọn gàng phần chân của Trân Phi.
Trân Phi bị Từ Hi sai người đẩy xuống giếng.
Rất nhiều người đều cảm thấy Từ Hi thái hậu quá đỗi độc ác, một người rõ ràng còn đang sống rất khỏe mạnh như vậy mà bà ta lại nhẫn tân ra tay "giết sống", thi hành án bằng cách ném xuống miệng giếng.
Thế nhưng, khi tổng kết, xâu chuỗi lại tình hình lúc bấy giờ, chúng ta mới nhìn rõ được chân tướng sự việc, và từ đó chúng ta mới nhận ra rằng:
Tuy cái chết của Trân Phi khiến người người cảm thấy thương cảm, nuối tiếc, nhưng thực sự, cái chết của vị phi tử nổi tiếng này là điều không thể tránh khỏi!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ