Bị đuổi khỏi thành Bắc Kinh, vua Phổ Nghi đã mang theo 1 "kho báu" suốt 26 năm, ngày nay trở thành quốc bảo của Trung Quốc
Kho báu rùng mình: Dàn siêu quái thú bụng đầy đá quý, 155 triệu tuổi / Xây nhà, lọt vào "mê cung" 1.900 tuổi là kho báu có 1 không 2 trên thế giới
Chế độ phong kiến ở Trung Hoa bắt đầu từ thời nhà Tần và kết thúc sau sự sụp đổ của nhà Thanh. Thanh triều là vương triều cuối cùng và Phổ Nghi chính là Hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.
Người Nhật biến Phổ Nghi trở thành vị Hoàng đế bù nhìn. Đến thời kỳ chiến tranh giải phóng, Phổ Nghi lưu vong khắp nơi.
Năm 1924, khi bị đuổi khỏi kinh thành Bắc Kinh, trong tình huống rất khốn cùng, Phổ Nghi vẫn nhất định mang theo một "kho báu" bên mình, không những vậy còn mang suốt 26 năm. Ngày nay, "kho báu" ấy đã trở thành "quốc bảo trong quốc bảo" của Trung Quốc.
"Kho báu" đó chính là Điền Hoàng Tam Liên Tỉ. Nếu được xem là bảo vật, vậy vật này có nguồn gốc như thế nào?
Thực tế, đây là ấn tín riêng của Càn Long Đế, đằng sau nó là cả một câu chuyện dài.
Năm Càn Long Đế 60 tuổi, ông đã nhường ngôi cho vua Gia Khánh, lui về sau làm Thái Thượng Hoàng.
Hình ảnh nhân vật vua Càn Long trên phim.
Có một hôm, Càn Long mơ gặp được Ngọc Hoàng Đại Đế - người chưởng quản tam giới, Ngọc Hoàng Đại Đế đưa cho Càn Long một viên đá màu vàng kim, trên viên đá có khắc ba chữ "Phúc", "Thọ" và "Điền", đến khi Càn Long định hỏi ý nghĩa của vật này thì bất ngờ tỉnh dậy.
Sau khi tỉnh lại, Càn Long cảm thấy vô cùng bối rối, không rõ giấc mơ kia mang hàm ý gì. Bấy giờ, Tri phủ Phúc Kiến cử người dâng lên một viên đá mịn, tròn, sáng bóng, người mang đến bẩm với Càn Long Đế, đây là đá núi Thọ Sơn ở Phúc Kiến.
Càn Long Đế nghe xong thì hồi tưởng lại sự việc trong giấc mơ, viên đá này chính là viên đá ông thấy trong mơ, ông cho rằng đây chính là viên đá mà Ngọc Hoàng Đại Đế muốn thưởng cho mình, cho nên đã coi nó là trân bảo, đồng thời lệnh cho Nội Vụ phủ đúc thành ba con dấu liền. Càn Long yêu thích ba con dấu này vô cùng, thậm chí cả khi ngủ cũng đặt ở bên cạnh mình, đây cũng là lý do mà Phổ Nghi vô cùng trân trọng vật này.
Con dấu được chế tác vô cùng tinh xảo, là ba con dấu được móc nối với nhau. Con dấu mang màu sắc thuần vàng, lại được gia công tinh mỹ, qua sự khéo léo của người thợ lành nghề, chúng được nối với nhau mà không lộ một dấu vết nào.
Bên trái là con dấu có khắc chữ "Càn Long thần hàn" (nghĩa là bút tích của vua Càn Long), ở giữa là con dấu hình bầu dục khắc "Lạc Thiên", bên phải là con dấu hình vuông khắc "Duy tinh duy nhất".
Điền Hoàng Tam Liên Tỉ của vua Càn Long để lại đến ngày nay.
Chữ được khắc trên con dấu đều mang ý nghĩa sâu xa. Đầu tiên, "Càn Long thần hàn" thể hiện đây là con dấu thuộc về Càn Long Đế; "Lạc Thiên" trong Chu dịch tức là "Lạc trị thiên mệnh, cố bất ưu", tức là thể hiện rằng làm người phải thuận theo tự nhiên, không nên oán trách người khác, không nên làm trái quy tắc của thế gian, giữ nguyên hiện trạng, tận hưởng hiện tại, nó cũng giống với tư tưởng "Vô vi" trong Đạo giáo.
Nghe nói khi vua Càn Long cho chế tác ba con dấu này, bấy giờ đã ngoài 80 tuổi, đã qua cái tuổi "tri thiên mệnh", tư tưởng "vô vi" này là để tự cảnh tỉnh bản thân dù đối mặt với chuyện gì cũng phải giữ tâm thế hòa hoãn, bình tĩnh như thường.
"Duy tinh duy nhất" xuất phát từ "Nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhất, duẫn chấp quyết trung", câu này biểu thị lòng người hiểm ác, khi xử lý việc quốc gia đại sự cần giữ cho bản thân một tâm thái tốt, câu nói cũng là bài học Càn Long Đế lĩnh ngộ được khi trị quốc, cũng là để nhắc nhở các vị Hoàng đế đời sau.
Sau khi Càn Long Đế qua đời, con dấu này được truyền từ đời này qua đời khác, mỗi đời Hoàng đế đều xem nó là báu vật, giữ gìn bảo quản cẩn thận, đến tay vua Phổ Nghi – vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh cũng không ngoại lệ. Ấn tín này chính là báu vật của Phổ Nghi.
Nghe nói rằng khi Phổ Nghi bị Phùng Ngọc Tường (là một tướng lĩnh thời Dân Quốc và là một trong số những nhà lãnh đạo của Quốc Dân Đảng) đuổi đi, ông chỉ mang theo đúng con dấu này.
Trong mắt Phổ Nghi, những vàng bạc châu báu khác cho dù có quý giá thế nào đi nữa cũng chẳng thể nào so sánh được với Điền Hoàng Tam Liên Tỉ do Càn Long Đế chế tác.
Phổ Nghi còn khâu con dấu của tổ tiên vào trong áo để giữ bên mình.
Từ đó về sau, Phổ Nghi luôn mang con dấu theo bên người, ông thậm chí còn may vào bên trong áo để giữ gìn và bảo quản. Nhờ có sự bảo quản của Phổ Nghi, con dấu dù trải qua chiến loạn vẫn được gìn giữ rất tốt, còn cách làm của Phổ Nghi chính là bảo vệ văn vật quốc gia, truyền thừa văn hóa.
Đến năm 1950, con dấu này đã theo cùng Phổ Nghi suốt 26 năm. Trong thời kỳ kháng Mỹ, viện trợ Triều Tiên, Phổ Nghi đã đem báu vật quan trọng như tính mạng của mình trao lại cho quốc gia.
Đây cũng chính là thể hiện quyết tâm hối cải chân thành của Phổ Nghi. Chính vì thái độ nhận sai và hợp tác của ông nên chính quyền Trung Quốc đã đặc biệt ân xá cho Phổ Nghi ra tù trước hạn. Ngày nay, con dấu này được trưng bày trong viện bảo tàng Cố Cung, là báu vật trân quý của Trung Hoa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?