‘Bi hài’ chuyện hổ tướng Triều Nguyễn bị kết tận 7 án tử sau khi đã chết
DNVN - Theo sách “Minh Mạng chính yếu”, ông là khai quốc công thần của nhà Nguyễn nên vô cùng phách lối và lộng quyền. Vua Minh Mạng khi ấy dù rất tức giận nhưng không thể làm được gì.
Tê giác mất sừng 'nổi điên', tấn công khiến đồng loại 'ngã chổng vó' / Báo săn đoạt mạng linh dương trong 'chớp mắt'
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, trong số các vị vua nhà Nguyễn, Minh Mạng được xem là người nổi tiếng nghiêm khắc. Ông rất ghét những viên quan có hành vi tham nhũng. Nhiều viên quan như Lý Hữu Diệm, Huỳnh Công Lý từng bị án phạt rất nặng vì tội tham nhũng.
Theo sách "Minh Mạng chính yếu", mùa xuân năm Minh Mạng thứ 6 (1826), vì hạn hán liên tục, vua ra lệnh cho phóng thích 100 cung nữ ra khỏi thành để cầu mưa, giải trừ thiên tai.
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, vua Minh Mạng lên ngôi đúng vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, năm Canh Thìn (1820). Ông là một trong 3 vị vua nước Việt từng lên ngôi đúng ngày mùng 1 Tết.
Nguyễn Công Trứ là đại thần, nhà thơ nổi tiếng thời Nguyễn. Điều đặc biệt ở Nguyễn Công Trứ là dù xét ông ở tư cách nào, người ta cũng bắt gặp một điểm chung là thái độ ngông ngạo với cuộc đời. Theo sách “Quốc sử di biên”, vì không thích thói “ngông” của Nguyễn Công Trứ, vua Minh Mạng từng gọi ông là “thằng cuồng”. Dù vậy, nhờ đức tính trung thực, ngay thẳng, Nguyễn Công Trứ vẫn được vua Minh Mạng tin dùng.
Minh Mạng là ông vua giữ kỷ lục đông con so với tất cả vua chúa khác trong nghìn năm lịch sử phong kiến Việt Nam. Tổng cộng, ông vua triều Nguyễn này có tới 142 người con, gồm 78 nam và 64 nữ.
Theo sách “Minh Mạng chính yếu”, Lê Văn Duyệt là khai quốc công thần của nhà Nguyễn thời vua Gia Long. Về sau, Lê Văn Duyệt sinh thói lộng quyền, vua Minh Mạng dù tức giận nhưng không thể làm gì được. Mãi sau khi Lê Văn Duyệt qua đời, ông mới kết án tử dành cho vị hoạn quan quyền lực này. Theo vua Minh Mạng, Lê Văn Duyệt phạm 7 tội đáng phải chém đầu. Đây là một trong những bản án lạ lùng trong lịch sử.
Theo sách "Minh Mạng chính yếu", tại khoa thi năm 1835, Lê Chân Niên đỗ tiến sĩ khi mới 13 tuổi, danh sách lại ghi 19 tuổi vì trước đó lý trưởng khai nhầm, chưa kịp cải chính. Phát hiện sai sót, vua Minh Mạng ra dụ rằng: Khoa mục là bước đầu để tiến thân, nên lấy danh thành tín làm gốc. Nếu có việc giấu tuổi như thế, trước đã tự dối mình, sau này ra làm quan trông mong gì giữ được công bình, trung chính. Vì thế trẫm không thể lấy đậu. Hãy cho theo đúng tuổi mà cải chính. Vậy là cậu bé 13 tuổi mất oan học vị tiến sĩ.
Sau 20 năm làm vua Đại Nam, vua Minh Mạng qua đời năm 1840, ông được an táng tại Hiếu Lăng (Lăng Minh Mạng), nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng cách kinh thành Huế khoảng 12 km. Các nhà sử học ngày nay đều đánh giá Minh Mạng là ông vua giỏi, chuyên tâm trị nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Cột tin quảng cáo