Khám phá

'Giải mã' những trận hải chiến đẫm máu làm thay đổi lịch sử thế giới

Những cuộc hải chiến đẫm máu dưới đây được rút ra từ danh sách Top 10 Naval Battles That Were Game-Changers do trang tin Toptenznet của Mỹ cập nhật.

Lịch sử của 8 thành phố ngầm bí ẩn nhất thế giới / Bí ẩn về cái chết của Alexander Đại đế

Hải chiến Jutland (năm 1916)

Trận Jutland.

Jutland hay Skagerrak, (theo cách gọi của người Đức) là trận hải chiến lớn nhất trong Thế chiến I diễn ra giữa Hạm đội Biển khơi của Đế chế Đức và Hạm đội Grand của Anh từ ngày 31/5 đến ngày 1/6/1916 tại vùng biển ngoài khơi Jutland thuộc eo Skagerrak giữa Đan Mạch và Na Uy.

Trận hải chiến này được xem là kết thúc với bế tắc chiến thuật, thất bại chiến lược của hải quan Đức.

Sau trận thủy chiến Skagerrak, hải quân Đức không dám đụng độ với Hạm đội Grand của Anh nhưng nó cũng là một sự kiện tồi tệ đối với Hải quân Anh, bởi tổn thất vô cùng nặng nề.

Title 2
Trận Jutland.

Nguyên thủy Hạm đội Biển khơi Đức thường xuyên theo dõi các hải đội tàu chiến - tuần dương hạm ở eo Skagerrak, "địa đạo" dẫn đến biển Baltic còn hạm đội Grand của Anh đã cũng biết kế hoạch này nên muốn ngăn chặn kế hoạch của Đức tại Jutland.

Sau khi màn đêm buông xuống, sau 10 giờ giao tranh quyết liệt giữa 250 con tàu, cả 2 hạm đội Anh và Đức đều chịu những tổn thất nặng nề. Phía Anh mất 3 tuần dương hạm, 3 thiết giáp hạm và 8 khu trục.

 

Trong khi đó hải quân Đức mất 1 tuần dương hạm, 1 thiết giáp hạm , 4 tuần dương hạm hạng nhẹ và 5 khu trục hạm.

Jutland được xem là một trong những trận hải chiến lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra cùng lúc với trận Verdun đẫm máu trên bộ và trở thành một thắng lợi chiến thắng có ý nghĩa đối với Hải quân Anh và tuy tổn thất nặng nề song Hạm đội Đức cũng vẫn tuyên bố thắng trận.

Để thoát khỏi sự phong tỏa của hải quân Anh, từ tháng 2/1917 người Đức đã tiến hành cuộc chiến tranh tàu ngầm không hạn chế nhằm tạo điều kiện để Mỹ nhảy vào tham chiến.

Midway

Title 2
Trận Midway.

Midway là một trận hải chiến quan trọng trong Thế chiến II tại Thái Bình Dương, diễn ra ngày từ ngày 4/6 đến 7/6/1942 giữa hạm đội Nhật Bản và hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

 

Chỉ trong một tháng sau, hải quân Mỹ đã đánh bại nhiều cuộc tấn công của Hải quân Nhật Bản tại đảo san hô Midway, đánh dấu bước ngoặt trong chiến tranh Thái Bình Dương (1937–1945).

Cuộc tấn công của người Nhật vào Midway gồm cả một cuộc tấn công thứ hai khác vào các cứ điểm tại quần đảo Aleut ở Alaska nhằm nhử hạm đội tàu sân bay Mỹ vào một cái bẫy để tiêu diệt và đảm bảo ưu thế cho hải quân Nhật tại Thái Bình Dương tới cuối năm 1943.

Như vậy, việc chiếm Midway sẽ đẩy xa thêm vành đai bảo vệ ra khỏi hòn đảo Nhật Bản. Thành công của chiến dịch này được coi là bước chuẩn bị cho những chiến dịch kế tiếp ở Fiji và Samoa, thúc đẩy chiến dịch đánh chiếm Hawaii.

Title 2
Trận Midway.

Trận Midway cũng như cuộc tấn công Trân Châu Cảng đã mở ra một cuộc chiến tranh mới, không phải để chinh phục nước Mỹ mà là để giành thế mạnh chiến lược tại Thái Bình Dương, giúp người Nhật rảnh tay thành lập vùng bá quyền, được gọi là khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á, buộc Mỹ phải đàm phán để chấm dứt Chiến tranh Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, như những gì đã xảy ra, trận chiến là một thất bại nặng nề cho người Nhật.

 

Midway đã đi vào lịch sử quân sự của nhân loại, được dựng thành nhiều phim. Bộ phim đầu của đạo diễn John Ford có tên Battle of Midway (1942). Nổi tiếng nhất trong số này là bộ phim Midway (1976) do Jack Smight đạo diễn, mô tả các sự kiện một cách rất trung thực và được giới nghiên cứu lịch sử cung như khán giả đanh giá cao.

Hải chiến Leyte Gulf

Title 2
Hải chiến Leyte Gulf.

Trận chiến Vịnh Leyte hay còn có tên gọi khác là Hải chiến Vịnh Leyte hoặc Hải chiến Philippine lần hai, một trong nhữngtrận hải chiến lớn nhất trong Thế chiến II và trong lịch sử quân sự của nhân loại.

Diễn ra tại vùng biển Philippine gần các đảo Leyte, Samar và Luzon từ ngày 23 đến 26/10/1944 giữa hải quân và không lực hải quân Đồng Minh cùng Đế quốc Nhật Bản. Ngày 20 tháng 10 năm 1944, quân Mỹ bắt đầu tấn công đảo Leyte như một phần của chiến lược cô lập Nhật Bản khỏi các nước họ đã chiếm đóng tại Đông Nam Á, đặc biệt là dầu mỏ vốn là nguồn tiếp liệu sống còn của nền quân sự và công nghiệp Nhật.

(Còn nữa)

 

'Giải mã' những trận hải chiến đẫm máu làm thay đổi lịch sử thế giới phần 1 (CHI TIẾT)

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm