Bị kẻ thù bắt giữ, 9 năm phải sống trong giam cầm, vua Tống vẫn sinh được 14 người con: Chuyện rốt cuộc là thế nào?
Vị phi tần có tốc độ thăng cấp nhanh nhất trong lịch sử nhà Thanh và cái chết nhiều bí ẩn sau khi đồng nhiếp chính với Từ Hi Thái hậu / Điểm tên những 'phát minh siêu kỳ quặc' trong lịch sử nhân loại
Hoàng đế là quân chủ của một quốc gia, chân mệnh thiên tử của một triều đình cũng như là khuôn thước của muôn vạn con dân.
Trên cương vị của một hoàng đế, đó phải là người có lòng can đảm hơn người, nắm giữ quyền hành trong tay, lại giỏi giang hết mực, nhìn thấu lòng người, mạnh mẽ và quyết đoán.
Cho dù phải đối diện kẻ thù, đối mặt với tình cảnh nước mất nhà tan cũng sẽ không khom lưng cuốn gối, đánh mất đi khí phách cần có của một bậc đế vương.
Tiếc thay, Tống Huy Tông Triệu Cát lại không phải là vị hoàng đế như vậy. Đường đường là quân chủ của một quốc gia, thế nhưng nhìn thấy cảnh xã tắc lâm nguy, hành động của Triệu Cát lại là ...tháo chạy.
Trước khi bỏ chạy, vẫn không quên gấp rút truyền ngôi cho thái tử Triệu Hoàn, để không phải mang danh "vị vua mất nước".
Bị bắt làm tù binh vẫn ăn chơi hưởng lạc
Về sau, khi bị người Kim bắt làm tù binh, Triệu Cát chẳng những nhận cái chức danh đầy mỉa mai châm biếm "Hôn Đức Công" (tước vị phong cho một số vị vua bị phế truất) mà còn chấp nhận hàng loạt điều kiện mà ngườ Kim đưa ra.
Chưa dừng lại ở đó, trong thời gian bị giam cầm, ông ta vẫn thản nhiên lao đầu vào cuộc sống đầy cao lương mỹ tửu, ong bướm rập rìu. Chẳng thế mà ông ta đã sinh những 14 người con chỉ sau vẻn vẹn 9 năm.
Tranh chân dung Tống Huy Tông Triệu Cát.
Quay trở lại năm 1126, sau công nguyên (năm Tĩnh Khang đầu tiên), quân Kim tiến giáp thành, Triệu Cát lập tức truyền ngôi cho thái tử Triệu Hoàn.
Tháng 3 năm sau, hai cha con họ đều bị người Kim bắt làm tù binh, một mạch đưa tới Ngũ Quốc thành (nay là Y Lan, Hắc Long Giang), bắt đầu những chuỗi ngày bị giam hãm tại nơi đây.
Do không trả nổi số tiền bồi thường cho người Kim, Tống Huệ Tông đang tâm dùng phi tần, công chúa của mình gán nợ cho nước Kim, trong đó đích nữ vương phi, con cháu hoàng thất mỗi người được quy ra giá là 1000 lượng vàng; các thứ nữ, thê thiếp còn lại mỗi người giá khoảng 500 lượng vàng.
Những cô gái hoàng thất vốn từng là lá ngọc cành vàng giờ đây lại trở thành nô lệ trong tay người Kim.
Trong khi đó, Tống Huy Tông ngang nhiên chấp nhận phong hiệu, nhà cao cửa rộng, ruộng đồng tươi tốt của người Kim ban cho.
Tuy rằng những thứ này còn cách xa so với cuộc sống khi còn trên ngai vàng, thế nhưng dù sao cũng vẫn có cơm no rượu say, sống những ngày tháng phiêu diêu tự tại.
Cứ như thế, ông ta đã sinh ra cả thảy 14 người con, 6 trai và 8 gái.
Song, sách "Tĩnh Khang bái sử tiên chứng", chương "Tống phù ký" (ghi chép lưu đày thời Tống) có viết:
Biệt hữu tử nữ ngũ nhân, cụ lục niên xuân sinh, phi hôn đức dận.
Ảnh minh họa.
Ngoài 14 người kể trên, Tống Huy Tông còn có 5 người con. Mặc dù do thê thiếp của ông ta sinh thành nhưng không phải là con đẻ của Tống Huy Tông.
Hai chữ "biệt hữu" trong câu trên quả thực ý vị sâu xa, khiến người ta không khỏi suy ngẫm. Đối với một cựu hoàng đế, một người đàn ông mà nói, đây quả là một điều vô cùng nhục nhã.
Người Kim từng bước từng bước đưa ra những chiêu trò khiêu khích, hết lần này đến lần khác sỉ nhục Tống Huy Tông, cuối cùng cũng khiến cho tinh thần của ông ta suy sụp.
Vào ngày Giáp Tý, tháng 4 năm Thiên Hội thứ 13 (nước Kim), tức năm 1135, Tống Huy Tông ý thức được rằng bản thân không còn hy vọng trở về tổ quốc mà đau không thiết sống.
Ông ta vĩnh viễn nhắm mắt tại Kim quốc, hưởng thọ 54 tuổi. Kim Hi Tông cho an táng tại đất Hà Nam (nay là khu vực gần Lạc Dương, Hà Nam).
Trong những ngày tháng bị giam cầm, Tống Huy Tông viết rất nhiều câu thơ đầy những uất hận, ai oán, thê lương. Trong đó áng thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất phải kể tới "Tại bắc đề bích ":
Triệt dạ tây phong hám phá phi
Tiêu điều cô quán nhất đăng vi
Gia sơn hồi thủ tam thiên lí
Nhật đoạn thiên nam vô nhạn phi.
Ảnh minh họa.
Dịch nghĩa:
Cuộc sống vinh hoa phú quý ngày xưa giờ đã tan thành mây khói
Nỗi đau mất nước
Nỗi nhục tù đày
Mọi thứ đều chỉ còn tiếng thở dài không nói hết.
Giữa mênh mông lạnh lẽo nơi đất Bắc, Tống Huy Tông chỉ có thể bày tỏ nỗi lòng đau thương với ngọn đèn leo lắt.
Người ta nói rằng, bi kịch của Triệu Cát vốn đã được định sẵn kể từ khi mới lọt lòng.
Đáng lẽ, ông có thể trở thằng một thi nhân, họa sĩ, nhà thư pháp lẫy lừng, chằng ngờ lại sinh ra trong gia đình bậc đế vương để rồi phải trở thành "đại hôn quân" trong mắt người đời.
Sách "Tống sử" viết một câu bình về Tống Huy Tông như sau:
Chư sự giai năng, độc bất năng vi quân nhĩ - nghĩa là giỏi giang nhiều việc, chỉ duy nhất việc làm vua là không có khả năng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
CLIP: Bị 3 con báo săn bao vây, linh dương nổi điên húc thủng bụng kẻ đi săn, thành công thoát thân
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?