Lịch sử ít biết đến về trà - Đồ uống phổ biến thứ hai thế giới sau nước
Độc đáo Trà thất làm bằng cỏ tại Nhật Bản / “Tổ đại bàng lửa” - địa điểm bí ẩn nhất Siberia
Sau nước, trà là đồ uống phổ biến nhất trên thế giới - phổ biến hơn cả cà phê, nước ngọt và rượu cộng lại. 84% người Anh thưởng thức một ly trà hàng ngày, nhiều người uống trung bình ba đến bốn cốc mỗi ngày. Ngành công nghiệp chế biến chè thế giới đạt doanh số 200 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng thêm 50% vào năm 2025.
Trà là một phần quan trọng của nhiều nền văn hóa, đến nỗi nó thậm chí còn có nguồn gốc thần thoại. Chẳng hạn, có một truyền thuyết kể lại rằng, Đức Phật thức dậy sau khi ngủ quên trong lúc thiền định; uất ức vì hành vi vô kỷ luật của mình nên đã cắt mí mắt và ném xuống đất. Những chiếc mí này sau đó phát triển thành cây chè để giúp những người thiền định trong tương lai tỉnh táo.
Trà thực sự quan trọng đối với rất nhiều người, song nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người Anh và đế chế của họ, đến nỗi chi phối toàn bộ chính sách đối ngoại của vương quốc một thời tự hào là Mặt Trời “không bao giờ lặn” khỏi lãnh địa của họ. Trà cũng truyền cảm hứng cho một trong những câu chuyện đáng kinh ngạc nhất về hoạt động gián điệp thế kỷ 19.
Trà của giới thượng lưu và dân dã
Từ thế kỷ thứ 9, nhà Đường của Trung Quốc đã phổ biến trà trên toàn khu vực. Đến thế kỷ 16, các cường quốc châu Âu lần đầu tiên giao thương, sau đó là chiếm các quốc gia Đông Á khác nhau làm thuộc địa, những nơi mà cuộc sống của người dân thường ngày không thể thiếu trà. Trà đã có vị thế vững chắc khi người Bồ Đào Nha trở thành những người châu Âu đầu tiên lấy mẫu (năm 1557), tiếp theo là người Hà Lan là những người đầu tiên vận chuyển một lô hàng trà sang châu Âu.
mãi đến thế kỷ 17 mới đến với tiệc trà. Trên thực tế, trong nhật ký năm 1660, Samuel Pepys đề cập đến "một cốc trà (một loại đồ uống của Trung Quốc) mà tôi chưa bao giờ uống trước đây". Chỉ sau khi Hoàng hậu người Bồ Đào Nha của Vua Charles II phổ biến nó tại triều đình, trà mới trở thành một thức uống của xã hội thời thượng. Sau khi người Anh bắt đầu dùng, buôn bán trà trở thành một ngành kinh doanh khổng lồ.
Tuy nhiên, vì trà do Công ty Đông Ấn độc quyền và chính phủ đánh thuế 120%, một đội quân buôn lậu đã mở các kênh bí mật để đưa trà đến tay những người tiêu thụ nghèo hơn. Cuối cùng, vào năm 1784, Thủ tướng William Pitt đã khôn ngoan áp dụng phương pháp phổ biến trà. Để dẹp bỏ thị trường chợ đen, ông đã giảm thuế đối với loại lá nhiều công năng này xuống chỉ còn 12,5%. Kể từ đó, trà trở thành đồ uống dân dã - được bán trên thị trường như một loại nước tăng cường sinh lực và làm ngon miệng.
Những chi tiết ít được biết đến
Trà trở nên quan trọng đối với người Anh đến mức nó thậm chí còn gây ra các cuộc chiến tranh trên khắp đế chế. Nổi tiếng nhất, khi người Anh áp thuế 3 xu/pound đối với tất cả chè mà Công ty Đông Ấn xuất khẩu sang Mỹ, đã dẫn đến việc toàn bộ tàu trà bị tiêu hủy. "Tiệc trà Boston" là hành động thách thức lớn đầu tiên của các thuộc địa Mỹ và cuối cùng dẫn đến các biện pháp đối phó từ chính quyền London. Những điều này cũng đã châm ngòi cho Chiến tranh giành độc lập của Mỹ.
Ít được biết đến hơn là cách Anh hai lần gây chiến với Trung Quốc vì trà. Vào thời điểm đó, trà chỉ được trồng và xuất khẩu từ Trung Quốc sang Ấn Độ thuộc Anh và sau đó là trong nội đế chế Anh. Do đó, việc này dẫn đến sự mất cân bằng thương mại lớn, nơi mà Trung Quốc phần lớn tự cung tự cấp chỉ muốn có bạc kim loại của Anh để đổi lấy lá trà ngon nổi tiếng của họ. Loại chính sách kinh tế này, được gọi là chủ nghĩa trọng thương, đã khiến nước Anh thực sự phát điên.
Để trả đũa, Anh đã trồng cây thuốc phiện tràn ngập Trung Quốc và chỉ mỗi loại cây này. Khi Trung Quốc (khá dễ hiểu) phản đối điều này, Anh đã phái các pháo hạm đến. "Các cuộc chiến tranh nha phiến" sau đó chỉ diễn ra một chiều, và khi Trung Quốc khởi kiện, yêu cầu hòa bình, họ đã nhận được khoản bồi thường trị giá 20 triệu USD và phải nhượng Hong Kong cho Anh (lãnh thổ này chỉ được trao trả vào năm 1997).
Tình báo về trà
Nhưng ngay cả những cuộc chiến này cũng không giải quyết được thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Những nỗ lực trồng cây chè ở Ấn Độ thuộc Anh đã chỉ tạo ra những sản phẩm chất lượng thấp, vô vị, trong khi người Anh cần những thứ tốt. Vì vậy, họ tìm đến một nhà thực vật học người Scotland tên là Robert Fortune với nhiệm vụ rất đơn giản: Vượt biên sang Trung Quốc, hòa nhập với những người nông dân trồng chè Trung Quốc, đánh cắp cả kinh nghiệm và đặc biệt là giống chè của người bản xứ.
Fortune đã háo hức nhận nhiệm vụ, mặc dù ông ta không thể nói một từ tiếng Trung Quốc và hầu như không chưa bao giờ rời khỏi quê hương Anh của mình. Không phải là cha đẻ của điệp viên huyền thoại 007, ông cạo tóc, tết một bím tóc giống kiểu người Trung Quốc, rồi bắt đầu cuộc phiêu lưu của mình. Và đó đúng nghĩa là một cuộc phiêu lưu - ông bị bọn cướp tấn công, tàu ông bị hải tặc bắn, và ông phải “nếm” thử những cơn sốt, những cơn bão nhiệt đới và những trận cuồng phong.
Bất chấp tất cả những điều này, Fortune không chỉ học được tiếng Trung Quốc, đi vòng quanh Tô Châu và vùng đất trồng chè xung quanh, mà còn hòa nhập vào các cộng đồng nông dân hẻo lánh. Khi những người nông dân trồng chè hoài nghi ngoại hình Fortune, lý do tại sao ông lại cao như vậy, ông đã lừa họ bằng cách tuyên bố rằng ông là một quan chức nhà nước rất quan trọng – những người đều cao to.
Một loại trà đặc biệt của Ấn Độ
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kéo dài ba năm của mình, Fortune đã bí mật chuyển một số chuyến hàng là những cây chè cho phía Anh dưới dạng “nghệ thuật bonsai” (trước đây là một bí mật được giữ kín). Cuối cùng người Anh bắt đầu trồng cây chè của mình bằng kỹ thuật canh tác của người Trung Quốc trên đất Ấn Độ thuộc địa của họ.
Không lâu sau, một giống chè của Ấn Độ, gần như không thể phân biệt được với giống chè của Trung Quốc (bị đánh cắp), bắt đầu chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là trong đế chế khổng lồ và đang phát triển của Anh. Trong vòng 20 năm kể từ sứ mệnh đáng chú ý của Fortune, Công ty Đông Ấn đã có hơn năm mươi nhà thầu bán chè trên toàn thế giới.
Ngày nay, Trung Quốc không chỉ sản xuất nhiều hơn Ấn Độ (ở vị trí thứ hai) mà còn nhiều hơn mười quốc gia hàng đầu cộng lại. Tổng cộng, 40% chè trên thế giới có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng chính trà của Anh – cùng với sứ mệnh đáng kinh ngạc và khó có thể xảy ra của Robert Fortune - đã thúc đẩy thị trường toàn cầu khổng lồ. Nếu không có người yêu thực vật Scotland quá tự tin này, thì tình yêu trà của thế giới có thể đã rất khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ