Khám phá

Bi kịch của người khuyết tật trong hành trình đến miền đất hứa

Emina Cerimovic, một trong những nhà nghiên cứu về khuyết tật của Tổ chức giám sát nhân quyền (HRW) cho biết, cô đã thấy những khó khăn mà người khuyết tật di cư từ Syria, Afghanistan và những nơi khác tìm kiếm cuộc sống mới ở châu Âu phải đối mặt.

Cực sốc kế hoạch kích nổ bom hạt nhân trên Mặt Trăng / Tiết lộ sốc về gia tộc Sa hoàng Nga trước khi diệt vong

"Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu ai đó tháo chân bạn ra?"

Vào tháng 1/2014, gia đình Nujeen Mustafa đã trốn khỏi Aleppo đến miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Vào tháng 8/2015, cô nói lời tạm biệt cha mẹ và bắt đầu một cuộc phiêu lưu kéo dài 3.500 dặm đến Đức cùng với người em gái và chiếc xe lăn.

Họ đã vượt qua 8 biên giới, mạo hiểm vượt biển trên chiếc thuyền hơi để đến với miền đất hứa. Bây giờ là một sinh viên ở Wesseling, gần Cologne, với một nụ cười thiện cảm và tinh thần lạc quan, Mustafa đang vận động để người khuyết tật ở những điểm nóng trên thế giới nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn.

"Chạy trốn khỏi khu vực chiến tranh là điều không dễ dàng với tất cả mọi người. Nhưng hãy thử tưởng tượng khi di chuyển bằng xe lăn trên con đường đầy sỏi đá, kính vỡ, phải chống nạng di chuyển, đôi mắt không nhìn thấy ánh sáng hay một người điếc không thể nghe thấy những nguy hiểm xảy ra xung quanh", Mustafa nói.

Mustafa đang vận động để người khuyết tật ở những điểm nóng trên thế giới nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn.

Mustafa đang vận động để người khuyết tật ở những điểm nóng trên thế giới nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn.

Emina Cerimovic, một trong những nhà nghiên cứu về khuyết tật của Tổ chức giám sát nhân quyền (HRW) cho biết, cô đã thấy những khó khăn mà người khuyết tật di cư từ Syria, Afghanistan và những nơi khác tìm kiếm cuộc sống mới ở châu Âu phải đối mặt.

"Những người tị nạn khuyết tật phải bò trên sàn bẩn để vào nhà vệ sinh không có lối đi cho xe lăn. Trong một trại tị nạn, việc di chuyển vào phòng tắm khó khăn đến nỗi, cha mẹ một cậu bé khuyết tật 8 tuổi người Afghanistan phải đặt con trai vào tã lót để tắm", Emina Cerimovic nói.

Tại trại tị nạn ở Thessaloniki, Hy Lạp, Amin, một người tị nạn Syria bị điếc, mòn mỏi chờ đợi sự cứu trợ trong 9 tháng. Máy trợ thính của anh bị ướt, hỏng khi di chuyển qua biển Aegean. Không thể trò chuyện, Amin bị cắt đứt liên lạc với những người xung quanh.

Di cư trên biển là quãng thời gian nhiều rủi ro nhất đối với người tị nạn. Để có không gian cho nhiều hành khách, những kẻ buôn người thường buộc người tị nạn khuyết tật để lại xe lăn khi lên thuyền. Điều này đã xảy ra với Ali, một người tị nạn Afghanistan, 22 tuổi. Cerimovic đã gặp Ali trong trại tị nạn Moria tồi tàn ở Lesbos.

Trong hai tháng đầu tiên ở trại tị nạn, vì không có xe lăn, Ali không thể vào nhà tắm hoặc nhà vệ sinh. "Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu ai đó tháo chân bạn ra?. Chiếc xe lăn chính là đôi chân của tôi", Ali đã nói với Cerimovic.

 

Nhân viên cứu trợ thường quá căng thẳng khi những người tị nạn bắt đầu chạy trốn khỏi khu vực chiến tranh với số lượng lớn. Họ thường chỉ tập trung vào các nhu yếu phẩm cơ bản như nước uống, thực phẩm và thuốc chứ ít có thời gian để ý đến máy trợ thính và nạng.

Những người khuyết tật phải đối mặt với nhiều khó khăn trong hành trình di cư đến miền đất hứa.

Nguy cơ bị hãm hiếp, lạm dụng và bỏ đói khi ở lại quê nhà

Theo Liên hợp quốc (UN), có hơn 1 tỷ người khuyết tật, chiếm khoảng 15% dân số thế giới. Ước tính khoảng 10 triệu người khuyết tật đã buộc phải rời bỏ nhà cửa vì chiến tranh và đàn áp.

Xung đột là nguyên nhân của 16% các trường hợp khuyết tật. Khi chiến tranh kéo dài, số người bị mất chân tay hoặc bị thương vĩnh viễn đã tăng lên đáng báo động. Ở Syria, sau 8 năm xảy ra xung đột, số người khuyết tật tăng gần 25%.

"Tại Cameroon, người khuyết tật là một trong những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các cuộc xung đột ly khai ở khu vực tây bắc và tây nam. Các gia đình đã buộc phải đưa ra lựa chọn đau lòng giữa việc bỏ lại người thân bị khuyết tật hoặc đưa họ đến những chuyến đi dài cả tuần qua rừng", nhà nghiên cứu Ilaria Allegrozzi của HRW châu Phi nói.

 

Những người khuyết tật ở lại quê hương trở thành nạn nhân bị lạm dụng về thể chất, tinh thần. Một phụ nữ Cameroon đã bị binh lính bắt làm trò tiêu khiển khi buộc tháo chân giả và bò quanh sàn nhà để nhặt những đồng tiền mà họ vứt trong phòng.

Vladimir Cuk, Giám đốc điều hành Liên minh người khuyết tật quốc tế cho biết, những hành động tàn ác với người khuyết tật như vậy không phải là hiếm. Người khuyết tật có nguy cơ bị hãm hiếp, lạm dụng và bỏ đói nhiều hơn khi các thành viên gia đình không có nhà.

Theo Tường Phạm/An Ninh Thế Giới
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm