Khám phá

Bí mật chết chóc tại "Rừng Tử thần" ở Nga, nơi đoạt mạng người dễ như chơi

Đại thảm họa cách đây 43 năm đã biến khu rừng taiga xanh mướt ở Nga trở thành "hoang mạc chết" đáng sợ.

Giải mã bí ẩn quả cầu đá khổng lồ trong rừng cấm / "Chuyện lạ" voi sống cùng đàn trâu rừng gần 50 năm

Ở nước Nga rộng lớn tồn tại rất nhiều khu vực bí ẩn và kỳ lạ khiến giới khoa học mặc dù đã vào cuộc giải mã nhưng vẫn chưa tìm được cầu trả lời trọn vẹn.

Những khu vực làm tê liệt la bàn; những vùng đất khiến con người và động vật đột tử hoặc xuất hiện những triệu chứng ốm đau kỳ lạ khi tiếp cận như "Nghĩa địa Quỷ" ở Krasnoyarsk, "Thung lũng chết" miền Viễn Đông Nga, hay "Hồ Quỷ" ở vùng Kirov Oblast... đều trở thành những ẩn số khiến nhà khoa học và nhà thám hiểm day dứt không nguôi.

Tuy nhiên, không phải khu vực nào, vùng đất nào cũng bí ẩn và khó hiểu như nhau. Trên bán đảo Kamchatka rộng 270.000 km2 thuộc vùng Viễn Đông Nga tồn tại một khu "Rừng Tử thần" mà nguyên nhân đã được các nhà khoa học giải mã.

Có thể nói, "Rừng Tử thần" (hay Khu rừng Chết) trên bán đảo Kamchatka chính là tàn dư chết chóc của một thảm họa tự nhiên khủng khiếp xảy ra chính xác cách đây 43 năm.

Năm 1975, thảm họa núi lửa Tolbachik phun trào đã biến tất cả các vùng đất dưới chân núi của nó trở thành "lãnh địa chết". Bốn bề nhuộm đen bởi gam màu chết chóc, đầy khí độc của dung nham đã tàn nguội. Đã hơn 4 thập kỷ qua đi, sự sống vẫn không thể tái sinh tại đây.

Bí mật chết chóc tại Rừng Tử thần ở Nga, nơi đoạt mạng người dễ như chơi - Ảnh 2.

Hình ảnh cột tro bụi núi lửa trên đỉnh Plosky Tolbachik (núi lửa còn hoạt động, thuộc Tolbachik). Hình ảnh ngọn núi lửa bên cạnh, cao hơn là ngọn Ostry Tolbachik đã ngừng hoạt động. Ảnh: Internet

Núi lửa Tolbachik là một núi lửa hỗn hợp, gồm 2 núi lửa là Plosky Tolbachik (còn hoạt động, cao 3.085m) và Ostry Tolbachik (đã tắt, cao 3.682m).

Núi lửa Tolbachik đã có bề dày hoạt động trong hàng nghìn năm trước. Tuy nhiên, sự kiện phun trào năm 1975 trở thành thảm họa không thể quên trong lịch sử nước Nga.

Bởi không chỉ kéo dài trong vài giờ, thảm họa núi lửa Plosky Tolbachik (đôi khi gọi tắt là Tolbachik) kéo dài liên tục trong 1,5 năm!

Tích tụ năng lượng khổng lồ sau hàng trăm năm, khi Tolbachik thức giấc, nó được ví như con "quái vật" đầy thịnh nộ trỗi dậy từ lòng đất rồi nuốt chửng và phá hủy tất cả sự sống trên đường đi.

Bắt đầu bằng một vụ nổ khủng khiếp, Tolbachik lập tức giải phóng ra lượng tro và đá núi lửa nóng rẫy lên không trung cao đến hàng nghìn mét.

 

Bí mật chết chóc tại Rừng Tử thần ở Nga, nơi đoạt mạng người dễ như chơi - Ảnh 3.

Những khu vực cách tâm núi lửa hàng nghìn mét cũng bị biển dung nham sau đó nhấn chìm. Ảnh: Internet

Khoảng thời gian sau đó, Tolbachik liên tục phun các đám mây tro bụi nóng vởi đủ loại khí độc hại bao trùm khắp khu rừng taiga gần đó và hủy hoại toàn bộ sự sống của cỏ cây và động vật. Những loài động vật có khả năng "dự báo" trước thảm họa đã kịp bỏ đi trước khi bị tro nóng vùi lấp.

Toàn bộ khu rừng bị chôn dưới một lớp tro bụi dài 7 mét. Sự sống không thể tái sinh ngay cả khi hơn 40 năm đã qua đi. Những khu vực cách tâm núi lửa hàng nghìn mét cũng bị biển dung nham sau đó nhấn chìm.

Không khí đậm đặc các loại khí cực độc có hại cho sức khỏe và tính mạng của con người như khí CO2, Lưu huỳnh điôxit (SO2), Hydro sulfua (H2S) có mùi trứng thối đặc trưng, Cacbon monoxit (CO)...

Do đó, nhiều nhà khoa học muốn đến đây khám phá buộc phải mặc đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn. tuyệt đối.

 

Bí mật chết chóc tại Rừng Tử thần ở Nga, nơi đoạt mạng người dễ như chơi - Ảnh 4.

Ảnh: Russiatrek

Sau một năm rưỡi phun trào, lượng dung nham nóng bỏng từ núi lửa Tolbachik đã tràn xuống và bao phủ một vùng đất có diện tích 45 km2.

"Đại thảm họa núi lửa Tolbachik phun trào" đã được các nhà khoa học thuộc Viện Núi lửa Liên Xô dự báo cách thời điểm phun trào 2 tuần. Do đó, dù không có bất cứ thương vong nào về người nhưng thảm họa này đã hủy diệt toàn bộ khu rừng taiga rộng lớn bên dưới, nhấn chìm đất đai dưới những dòng mắc-ma nóng hàng nghìn độ C, khiến không khí nhiễm tro bụi núi lửa và khí độc chết người. Đến nay, sự sống vẫn chưa thể tái sinh.

Đáng sợ hơn nữa, theo các nhà nghiên cứu về núi lửa ở Nga. Cụ thể, vào ngày 27/11/2012, tại núi lửa Tolbachik xuất hiện vụ phun trào nhẹ từ hai vết nứt trên miệng núi lửa.

Vụ phun trào kéo dài hơn một tháng giải phóng một lương dung nham bazan lớn, nhanh chóng làm ngập các tòa nhà cách tâm núi lửa khoảng 4km.

 

Theo dự báo của các nhà khoa học Nga, cụm núi lửa Tolbachik vẫn đang tiềm ẩn năng lượng rất lớn, hoàn toàn có thể gây nên thảm họa từng xảy ra cách đây 43 năm.

Ước tính, núi lửa Tolbachik tiếp tục sẽ còn hoạt động trong hàng trăm năm nữa.

Điều đặc biệt của thành phần khoáng chất trong lòng núi lửa Tolbachik này là giới khoa học đã phát hiện và định danh 100 loại khoáng chất mới tính đến năm 2017 từ những vật chất mà núi lửa này phun ra.

Hơn 4 thập kỷ sau "Đại thảm họa núi lửa Tolbachik phun trào", đất đai những khu vực bên dưới nó tựa như hoang mạc chết chóc, khô cằn. Không khí vẫn còn đặc mùi của khí độc. Để trở lại xanh tốt như trước năm 1975, khu rừng taiga nơi đây vẫn cần rất nhiều thời gian để khôi phục.

Đó là lý do, cho đến nay nó vẫn được gọi với cái tên "Rừng Tử thần" hay "Khu rừng chết chóc" - Nơi con người có thể mất mạng khi ở lại lâu vì hít phải khí độc thoát ra từ các kẽ nứt dướt đất. Ở đó, một lần nữa, sự sống vẫn chưa thể tái sinh.

 

Bí mật chết chóc tại Rừng Tử thần ở Nga, nơi đoạt mạng người dễ như chơi - Ảnh 6.

Đã qua 43 năm, đại thảm họa núi lửa Tolbachik phun trào vẫn khiến sự sống nơi đây không thể tái sinh. Ảnh: Russiatrek

Bí mật chết chóc tại Rừng Tử thần ở Nga, nơi đoạt mạng người dễ như chơi - Ảnh 7.

Ảnh: Russiatrek

Theo Helino
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm