Bí mật chiếc quan tài kỳ lạ, có thể phân hủy xác người nhanh gấp 5 lần bình thường, "hút" được cả chất độc
Lý giải nguyên nhân các vụ xác chết 'đập quan tài sống lại' / Bật nắp quan tài 2.000 tuổi: Xác ướp có hành động lạ như người sống khiến đội khảo cổ kinh hãi
Đó là chiếc quan tài bằng nấm có tên Living Cocoon. Theo các chuyên gia, quan tài đặc biệt này có thể "giúp" một thi thể phân hủy sinh học nhanh hơn, tự nhiên hơn.
Các nhà thiết kế trực tiếp tại Loop cho biết Living Cocoon được trồng từ sợi nấm, chúng có thể giảm thời gian phân hủy thi thể người chết từ 10 năm trở lên (bên trong quan tài bằng kim loại và gỗ được sản xuất) xuống chỉ còn 2 hoặc 3 năm.
Tại Mỹ, việc xử lý thi thể một người chết được thực hiện theo các cách khác nhau như chôn xuống đất trong các quan tài truyền thống bằng kim loại hoặc gỗ; hỏa táng. Theo Hiệp hội Hỏa táng Quốc gia Bắc Mỹ, dân Mỹ ngày càng chấp nhận rộng rãi việc hỏa táng (vừa tiết kiệm chi phí, vừa giải quyết được bài toán "đất chật người đông").
Các loại nấm khác nhau hấp thụ và chiết xuất chất dinh dưỡng từ hầu hết mọi thứ, kể cả những chất độc từ việc phân hủy thi thể người. Ảnh: Loop
Do đó, hỏa táng đang là một giải pháp thay thế phổ biến cho việc chôn cất, đặc biệt là ở những nơi có nhu cầu cao về không gian nghĩa trang. Tuy nhiên, những sai sót trong quá trình hỏa táng vẫn có thể gây hại cho môi trường (đó là các hạt thải siêu mịn và khói tràn ra ngoài không khí khi quy trình hỏa táng không được xử lý chuẩn mực).
Vậy, phải giải quyết bài toán này như thế nào? Trung tâm y tế phi lợi nhuận Mỹ Mayo Clinic (trụ sở tại Minnesota) đã phát triển một phương pháp hỏa táng không đốt mang tính bước ngoặt mà lại tiêu tốn ít năng lượng hơn - mang tên Living Cocoon - do các nhà thiết kế tại Loop trực tiếp thực hiện.
Những người ủng hộ việc chôn cất tự nhiên đã tranh luận trong khoảng 20 năm rằng việc để thi thể con người phân hủy tự nhiên có ý nghĩa sinh thái. Do đó, ngày càng có nhiều bang tại Mỹ ra luật cho phép chôn cất hài cốt người ở dạng tự nhiên nhằm mục đích phân hủy.
Bang Minnesota (Mỹ) liệt kê các số liệu thống kê chính về ngành công nghiệp mai táng Mỹ:
Các nghĩa trang trên khắp nước Mỹ mỗi năm 'hạ thổ':
- 3.130.762 lít chất lỏng ướp xác (bao gồm cả formaldehyde, công thức hóa học CH2O)
- 2.700 tấn đồng và đồng đỏ
- 30 triệu feet vuông ván gỗ cứng (của quan tài)
- 1.600.000 tấn bê tông cốt thép (trong hầm chứa quan tài)
- 14.000 tấn thép (hầm)
Điều này có nghĩa là Mỹ đang "chôn cất" rất nhiều vật liệu cứng và dung dịch gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Điều đó cũng có nghĩa là, mỗi một người đã mất được chôn cất trong nghĩa trang (theo cách truyền thống) phải có một không gian nhất định kéo dài hàng thập kỷ (khi thi thể họ phân hủy).
Với sản phẩm quan tài bằng nấm Living Cocoon - Nhà thiết kế Bob Hendrikx của Loop cho phép mọi người (đã mất) trở lại hòa nhập với thiên nhiên và làm giàu đất thay vì gây ô nhiễm cho đất. Ông đã làm việc với Đại học Delft và Trung tâm Đa dạng Sinh học Naturalis, cả hai đều ở Hà Lan, về dự án độc đáo này.
Tại sao lại là quan tài bằng NẤM?
Theo các nhà khoa học, mặc dù cơ thể con người đang phân hủy tự nhiên không gây ô nhiễm nhưng quá trình phân hủy lại giải phóng một số chất độc hại. Các loại nấm khác nhau hấp thụ và chiết xuất chất dinh dưỡng từ hầu hết mọi thứ, kể cả những chất độc này. Và nấm nói chung có thể tự phân hủy tốt hơn và nhanh hơn các vật liệu cứng hơn như gỗ hoặc kim loại trong đất.
Hiện tại, Dutch News cho biết, có hai nhà tang lễ ở Hà Lan sử dụng quan tài bằng nấm này để an táng người đã mất. Loop hy vọng sẽ phát triển và cung cấp sản phẩm của mình ở nhiều nơi hơn nữa trên toàn thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông bắt được 'rùa lạ' khi đang câu cá, sau khi chuyên gia giám định: Anh câu được hơn 6 nghìn tỷ
'Miền gái đẹp' nức tiếng nhất Việt Nam, đàn ông đến đây chẳng muốn về
Phát hiện mới ở Nam Cực: Các nhà khoa học phát hiện 'vật thể khổng lồ' bí ẩn có đường kính 56 km!
CLIP: Thấy hổ bị xích, chó nhà 'diễu võ dương oai' và cái kết khiến người xem 'sốc'
Vị thái giám 'đáng kính nhất' trong lịch sử, đã cố tình phát âm sai một từ khi đọc chiếu chỉ và cứu sống hàng nghìn người
Loại cá được mệnh danh là 'gà nước mặn' - bò hòm đắt hơn cả tôm hùm, hương vị thế nào?