Khám phá

Lý giải nguyên nhân các vụ xác chết 'đập quan tài sống lại'

Tại Honduras, một quốc gia Trung Mỹ, người chồng vô cùng hoảng hốt khi nghe thấy người vợ trẻ mới chôn hôm trước đập quan tài kêu cứu từ dưới mộ.

Clip: Hổ mang âm thầm tiếp cận đàn con, gà mẹ xả thân chiến đấu tới cùng / Tào Tháo gây dựng sự nghiệp, tạo ra thế lực mạnh nhất Tam Quốc, cớ sao chính quyền Tào Ngụy lại nhanh chóng sụp đổ?

Tin tức từ PhuNuToday cho biết, người chồng vô cùng hốt hoảng khi nghe thấy tiếng kêu cứu phát ra từ ngôi mộ của người vợ trẻ mới chôn hôm trước. Sự việc hy hữu xác chết sống lại này xảy ra với cô Neysi Perez (16 tuổi, đang mang thai 3 tháng) ở La Entrada, tây Honduras.

Mọi người tập trung xung quanh quan tài sau khi xác chết sống lại. Ảnh: Youtube

Mọi người tập trung xung quanh quan tài sau khi xác chết sống lại. Ảnh: Youtube

Theo Một Thế Giới, sau khi đập vỡ lớp bê tông, gia đình đưa được chiếc quan tài ra ngoài. Mọi người không khỏi xót thương khi thấy phần nắp quan tài làm bằng kính bị đập vỡ, trong khi bàn tay của cô gái trẻ thâm tím, cơ thể của Neysi vẫn ấm. Neysi lập tức được đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Các bác sĩ cho rằng ban đầu Neysi có thể tạm thời mất chức năng hoạt động của các cơ do bị xúc động mạnh. Sau đó, cô chính thức qua đời do bị thiếu oxy khi tỉnh dậy trong quan tài. Bà Maria Gutierrez, mẹ của Neysi, thì nói rằng các nhân viên y tế đã quá vội vàng khi ký vào giấy chứng tử của con gái bà.

Nhiều trường hợp bất ngờ sống lại trong nhà xác hay kêu cứu trong quan tài từng được ghi nhận trên thế giới.Năm ngoái, một cụ bà 91 tuổi ở Ba Lan đã đột nhiên tỉnh lại trong nhà xác sau khi "qua đời" 11 tiếng và đang chuẩn bị được gia đình mai táng. Tại Liberia, một bệnh nhân Ebola được phát hiện vẫn còn sống khi các nhân viên y tế đưa đi hỏa táng.

Cái chết là sự chấm dứt một số quá trình và cơ chế hoạt động khác nhau trong cơ thể, từ nhịp tim cho đến tế bào thần kinh. Khi một số cơ chế đã dừng lại, một số khác vẫn có thể hoạt động. Theo các nhà khoa học, đây là lý do chính khiến một số tình huống liên quan đến chết não trở nên phức tạp và định nghĩa về cái chết không hoàn toàn rõ ràng. Nó có thể được lý giải theo nhiều cách khác nhau, theo văn hóa hoặc dựa trên nền tảng khoa học.

Các nhà nghiên cứu từng ghi nhận nhiều trường hợp 'trở về từ cái chết'

Các nhà nghiên cứu từng ghi nhận nhiều trường hợp 'trở về từ cái chết'.

 

Thông thường, các quá trình dẫn đến cái chết bắt đầu khi tim ngừng đập. Cơ quan trong cơ thể người sử dụng hết lượng oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng khác, trong khi tích tụ cả chất thải độc hại. Quá trình này bắt đầu ở cấp độ tế bào riêng lẻ, mở rộng đến phổi, cơ, thận và cuối cùng là mọi hệ cơ quan. Bộ não đặc biệt nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy, do đó chỉ trong vòng 4-6 phút thiếu oxy, tế bào thần kinh sẽ chết dần.

Một giả thuyết có thể giải thích cho hiện tượng bất ngờ "chết đi sống lại" là quy trình làm lạnh trong nhà xác. Nó có thể làm chậm các quá trình đã đề cập ở trên và tăng khả năng phục hồi nhanh chóng đủ để khiến bệnh nhân tỉnh dậy.Rất có thể tại thời điểm bác sĩ kiểm tra, những bệnh nhân này rơi vào trạng thái vô thức hoặc mạch đập cực yếu nên được xác định là đã chết. Theo giáo sư thần kinh học Stephan Mayer của Đại học Columbia, Mỹ, khi tim ngừng đập, quá trình chết chỉ đang bắt đầu. Tổn thương não do thiếu oxy sẽ xuất hiện theo giai đoạn.

Giáo sư Lance Becker của Đại học Pennsylvania cho rằng khi cơ thể không có oxy, toàn bộ tín hiệu sẽ truyền thông tin đến các tế bào rằng đã đến lúc bệnh nhân ra đi. Tuy nhiên, cơ hội "hãm phanh" có thể xảy ra ở bệnh nhân ít hoặc không tổn thương não nhờ tình trạng hạ thân nhiệt. Đây là trạng thái mà nhiệt độ cơ thể giảm thấp hơn một vài độ so với thân nhiệt trung bình 37 độ C.

Nếu nhiệt độ giảm, não sẽ cần ít oxy và năng lượng cần thiết hơn. Trong phẫu thuật não, bộ não có thể được bảo vệ bằng cách làm lạnh bệnh nhân trong khi họ ngủ bằng phương pháp gây mê.Để xác định tim còn đập hay không, nhân viên y tế có thể kiểm tra mạch đập ở cổ tay hoặc động mạch cảnh ở trước cổ. Kiểm tra bằng chứng hô hấp, mắt và phản ứng với ánh sáng cũng có thể cung cấp thông tin quan trọng về khả năng sống sót của bệnh nhân, ghi nhận trên VnExpress.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm