Bí mật mỹ nữ khiến Tào Tháo bất chấp hậu quả, khát khao chiếm hữu
Ảnh chụp những đứa trẻ thời xưa sẽ thật bình thường nếu như không ai để ý nhân vật bí ẩn luôn ngồi phía sau chúng / 15 bức ảnh tuyệt đẹp về vũ trụ
Chân Mật còn có tên gọi khác là Chân Phi. Nụ cười của nàng từng làm ngất ngây biết bao người, đến nỗi cả ba người đàn ông nhà họ Tào là Tào Tháo, Tào Phi và Tào Thực đều ngất ngây. Đến nay, người ta vẫn đánh giá Chân Mật là một trong 15 người đẹp nhất Trung Hoa. Không có nhiều tài liệu chính thức ghi chép lại cuộc đời của Chân Mật, nhưng nhan sắc lộng lẫy của nàng luôn được truyền tai nhau từ đời này sang đời khác. Vẻ đẹp của Chân Mật không thua kém hai nàng Kiều của Đông Ngô, thế nên thời Tam Quốc mới có câu: “Đông Ngô hữu nhị Kiều, bắc phương Chân Mật tiếu”.
Nàng sinh ra trong một gia đình danh giá, giàu có. Chân Mật vốn là con gái của Thượng Thái Lệnh Chân Dật, mẹ là Trương Thị, người phụ nữ đẹp nổi tiếng trong vùng. Trong khi phụ nữ đương thời thích thêu thùa, ít học hành thì ngày từ nhỏ, Chân Mật đã thích đọc sách, viết chữ, làm thơ, càng lớn nàng càng giỏi văn chương, biết thưởng thức âm nhạc và cả thổi sáo.
Từ 15 tuổi Chân Phi đã là một khiến nhiều người mê đắm.
Không chỉ nổi tiếng về nhan sắc mà Chân Mật còn là một tài nữ, học rộng, biết nhiều. Bước vào độ tuổi thanh xuân, ai cũng tấm tắc ngợi khen nhan sắc của nàng quả không lời nào tả hết! Xung quanh những giai thoại về vẻ đẹp của nàng, người đời còn thêu dệt thêm: khi Chân Mật ngủ, trong nhà phảng phất thấy như có ai đó đắp tấm ngọc lên mình nàng nên da nàng mới trắng nõn nà đến vậy.
Mỗi khi nhắc đến sắc đẹp kiều diễm, hấp dẫn của Chân Mật, người đời thường mượn những đoạn thơ miêu tả dung nhan nàng Chân trong "Lạc thần phú" do Tào Thực – con trai Tào Tháo - làm để ca ngợi vẻ đẹp của nàng. Trong đó, nàng được miêu tả có hình dáng nhẹ nhàng như con chim hồng giật mình tung cánh bay lên, rạng rỡ như hoa cúc mùa thu, đầy đặn như cây tùng mùa xuân tươi tốt. Nhìn từ xa sáng chói như vầng đông vừa nhô khỏi mây, nhìn gần tươi tắn như hoa sen vừa vươn lên khỏi mặt nước. Béo gầy vừa phải, cao thấp vừa tầm.
Sau này nàng được gả làm vợ cho con trai thứ Viên Hy của Viên Thiệu
Đôi vai xinh như gọt, eo nhỏ như nắm tơ mềm, cổ cao xinh xắn, không bao giờ cần đến phấn sáp. Đôi mày cong cong, môi đỏ hồng, răng trắng thấp thoáng bên trong. Mắt sáng liếc nhìn, lúm đồng tiền trên đôi má…
Tương truyền rằng, khi biết tin Tào Phi đã nhanh chân một bước cướp mất Chân Phi,Tào Tháođuổi theo đến Viên Thượng phủ đệ và thốt lên đầy tiếc nuối: “ Ta chính là vì nàng tài nữ này mới đánh trận này”.
Từ nhỏ Chân Phi đã nổi tiếng là người thông minh đức hạnh. Cuối thời kỳ Đông Hán, chiến tranh loạn lạc liên miên, quê hương của nàng nạn đói hoành hành, bách tính tha hương cầu thực khắc nơi. Năm đó, ở Hà Bắc xương chất đầy đường, người chết đói nhiều không kể xiết. Nhiều nhà đem vàng bạc châu báu lần lượt đổi lấy lương thực để sống qua ngày.
Chân Phi sau này được gả cho con trai thứ Viên Hy của Viên Thiệu, tình cảm hai người rất mặn nồng, hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc chưa tày gang, Viên Thiệu lệnh cho Viên Hy đến trấn thủ U Châu. Từ đó hai người hai phương biền biệt, mãi mãi không gặp lại.
Sau này cha con Viên Thiệu bại dưới tayTào Tháo, ba cha con nhà Tào Tháo ai cũng muốn cướp nàng. Trong “ Thế thuyết tân ngữ” có ghi: Thái tổ (tức Tào Tháo) tấn công Hạ Nghiệp, Văn Đế (Tào Phi) là người đầu tiên xông vào phủ Viên Thượng, gặp một phụ nữ đang úp mặt xuống khóc nức nở liền hỏi Lưu hậu vợ Viên Thiệu thì biết đó chính là Chân Phi. Khi nàng ngẩng mặt lên, Tào Phi đã bị sắc đẹp của nàng làm ngây dại nên đã không giết mà đưa về phủ.
Tào Tháo vốn đã mê đắm Chân Phi từ lâu
Tào Tháo hay tin tuy đầy tiếc nuối nhưng không giống Đổng Trác quyết giành giật nàng Chân Phi với con trai mình mà chỉ biết than trời mình lại chậm chân thêm lần nữa. Tương truyền, không chỉ có Tào Tháo và Tào Phi mê mẩn sắc đẹp của nàng Chân Phi mà đến Tào Thực 5 tuổi cũng thấy rung động. ngang trái dành cho chị dâu tài năng xinh đẹp của Tào Thực cũng trở thành đề tài nổi tiếng đương thời.
Sau khi Ngụy Quốc thành lập, Chân Phi tuổi đã tứ tuần, Tào Phi mới 34 tuổi đang ở đỉnh cao, hậu cung giai nhân như mây khói. Vì thế, Chân Phi dần dần thất sủng, Tào Phi chỉ phong cho Chân Phi làm phi, ngôi mẫu nghi thiên hạ vượt khỏi tầm tay, Chân Phi dần dần thất sủng, u uất, ấm ức cuối cùng nàng gửi gắm vào thơ.
Vốn đã không còn sủng ái, lâu nay sẵn nghi ngờ của nàng với em trai Tào Thực, thêm sự xúc xiểm của ái phi Quách thị, khi đọc được thơ của nàng Tào Phi nổi cơn thịnh nộ ban cho nàng cái chết. Khi biết tin Tào Thực đã đau đớn viết bài thơ nổi tiếng “Lạc Thần Phú”. Thương thay nàng Chân Phi một kiếp hồng nhan, tài năng xuất chúng nhưng phận thảm. Mãi đến khi con trai nàng là Tào Duệ nối ngôi mới truy phong cho nàng là Văn Chiêu hoàng hậu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải
CLIP: Màn săn mồi tinh vi, cá sấu bắt gọn kền kền nhờ kỹ năng ngụy trang điêu luyện
Việt Nam có khúc gỗ quý niên đại hàng triệu năm, cứng ngang mã não, từng có cây được trả hơn 600 tỷ đồng
Bộ tộc có tục tệ kinh hãi: Con trai phải uống tinh trùng mới được công nhận là người trưởng thành, bị tách ra khỏi mẹ từ 7 tuổi
Vén màn nguồn gốc lâu đời của dòng họ Nguyễn ở Việt Nam, thủy tổ là nhân vật ít ai ngờ đến