Bí mật ngàn năm của hồ Loch Ness
Bí mật về quái vật giống quái vật hồ Loch Ness / Chạm trán sinh vật bí ẩn dài 10 mét dưới hồ Loch Ness
Hướng đi mới
Quái vật hồ Loch Ness, thường được gọi là Nessie, được cho là có cổ dài và có một hoặc nhiều bướu nhô lên khỏi mặt nước. Sự quan tâm và niềm tin vào sự tồn tại sinh vật này đã thay đổi kể từ khi một số hình ảnh được công bố và thu hút sự chú ý khắp thế giới vào năm 1933. Khi đó, một con đường được xây dựng dọc hồ này, giúp nó trở nên bớt cô lập hơn.
Cho đến giờ, đã có hơn 1.000 báo cáo về việc nhìn thấy Nessie và thủy quái bí ẩn này cũng là đề tài của nhiều bộ phim tài liệu và phim điện ảnh. Dù vậy, trong suốt nhiều năm trời, các nhà thám hiểm và nhà khoa học đã không thể tìm được chứng cứ thuyết phục về nó. Đáng chú ý nhất là một công trình nghiên cứu năm 2003, trong đó 600 thiết bị dò tìm sóng âm và công nghệ theo dõi qua vệ tinh để quét hồ này nhưng không tìm thấy gì. Theo một cuộc thăm dò năm 2017, câu chuyện của Nessie được xem là bí ẩn chưa có lời giải lớn nhất Vương quốc Anh.
Không lâu trước khi nỗ lực tìm hiểu mới nhất nói trên diễn ra, một du khách tên Eoin O’Faodhagain cho biết đã quay được hình ảnh về Nessie. Theo tờ Daily Mail hôm 1-6, đoạn video dài 10 phút nói trên được cho là quay được cảnh một sinh vật khổng lồ dài hơn 6 m đang bơi lên rồi lặn xuống và biến mất. Người đàn ông 53 tuổi đến từ Ireland này kể lại đã nhanh chóng lấy điện thoại ra quay lại khi thấy "con vật to lớn" nói trên hôm 30-4.
Đây là đoạn video thứ 2 đươc trang Official Loch Ness Monster Sightings Register (chuyên ghi nhận những trường hợp được cho là đã bắt gặp Nessie) công nhận từ đầu năm 2018 đến giờ. Ông Gary Campbell, đại diện trang này, tỏ ra đặc biệt ấn tượng về độ dài của đoạn video. Năm ngoái, trang này chấp nhận 11 trường hợp "nhìn thấy Nessie", con số cao nhất tính từ đầu thế kỷ XXI.
Cuộc nghiên cứu của nhóm nhà khoa học hàng đầu từ Anh, Đan Mạch, Mỹ, Úc và Pháp - đứng đầu là chuyên gia Neil Gemmell thuộc Trường ĐH Otago (New Zealand) - hy vọng làm rõ liệu những trường hợp nói trên có phải là sự thật hay không. Họ sẽ lấy các mẫu ADN môi trường, còn gọi là eADN, trong hồ nhằm tìm hiểu xem liệu có ADN nào chưa được biết đến đang hiện diện ở đó hay không.
Để có được kết quả, các nhà nghiên cứu sẽ sắp xếp trình tự ADN thu thập được và so sánh nó với chuỗi ADN của các sinh vật khác để xem có sự trùng khớp nào hay không. Sau đó, các nhà khoa học sẽ sử dụng thông tin này để lập danh sách chi tiết mọi sinh vật sống trong hồ Loch Ness và so sánh với một số hồ khác để tìm ra sự khác biệt, nếu có.
Hình ảnh được cho là ghi lại quái vật hồ Loch Ness trong đoạn video của ông Eoin O’Faodhagain Ảnh: THE SUN
Ông Neil Gemmell, chuyên gia đứng đầu cuộc nghiên cứu về quái vật hồ Loch Ness Ảnh: OTAGO DAILY TIMES
Không chỉ săn tìm quái vật
Giới khoa học thường sử dụng eADN trong việc nghiên cứu sinh vật biển. Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, chất thải của cá và các con vật khác để lại trong nước dấu vết của các manh mối ADN. "Bất cứ khi nào di chuyển trong môi trường của mình, sinh vật luôn để lại phía sau những mảnh ADN nhỏ li ti từ da, vảy, lông và chất thải" - ông Gemmell giải thích.
Dự án này không chỉ dừng lại ở chuyện săn tìm quái vật. Ông Gemmell nói với báo The Guardian rằng nếu như không phát hiện được gì về Nessie, nhóm nghiên cứu của ông ít nhất cũng sẽ hiểu biết thêm nhiều hơn về hồ Loch Ness và có lẽ là cả những gì đang thúc đẩy giả thuyết và câu chuyện về Nessie. Họ cũng hy vọng có thêm nhiều kiến thức mới về các sinh vật đang sống trong hồ.
"Tôi không tin rằng có một quái vật đang tồn tại. Tuy nhiên, tôi cho rằng vẫn có những điều chưa được khám phá và hiểu biết trọn vẹn. Một số câu chuyện nào đó có thể được giải thích về mặt sinh học" - nhà khoa học người New Zealand này bày tỏ.
Ông Gemmell cũng thừa nhận sẽ không khỏi bất ngờ nếu tìm thấy bất kỳ chứng cứ nào về các chuỗi ADN tương tự như những chuỗi được dự đoán xuất phát từ một loài bò sát biển khổng lồ đã tuyệt chủng. Thế nhưng, ông khẳng định bản thân sẵn sàng đón nhận bất kỳ kết quả nào từ cuộc nghiên cứu.
"Đã có gợi ý rằng những loài cá lớn, như cá da trơn và cá tầm, có thể là lời giải thích cho câu chuyện về quái vật và chúng tôi sắp có dịp kiểm tra ý tưởng này và những giả thuyết khác nữa" - ông Gemmell bày tỏ. Trước mắt, ông dự đoán đội ngũ của ông sẽ phát hiện được những sinh vật mới, nhất là vi khuẩn, trong lúc cung cấp dữ liệu quan trọng về quy mô hoạt động của một số loài xâm lấn mới được nhìn thấy trong hồ, như cá hồi hồng Thái Bình Dương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Bị linh cẩu cắn vào chỗ hiểm, trâu rừng đực nhận cái kết khó tin
Danh tính vị Đại tướng người Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay: Sự nghiệp lừng lẫy, về hưu đi trồng dừa
Trường đại học duy nhất ở Việt Nam có rừng trong khuôn viên: Rộng gấp 6 lần ĐH Bách Khoa, gần bằng 1 quốc gia
CLIP: Xâm nhập lãnh địa ủa chim lặn rắn nước nhận cái kết bi thảm
CLIP: Kinh hoàng khoảnh khắc đại bàng lao xuống, suýt “bắt” bé gái
Những 'quái vật' gây ám ảnh nhất Việt Nam, có con thật sự tồn tại trên đời