Bí mật 'rợn người' về góc khuất của Thế chiến II qua nhật ký một 'bảo kê'
Bí ẩn bao trùm hòn đảo cứ người lạ xâm phạm là bị tấn công đến chết cùng lời kể của người phụ nữ may mắn sống sót hé lộ chi tiết đáng sợ / ‘Kinh hãi’ dịch bệnh từng chết 2.000 người mỗi ngày
Cuốn nhật ký - tư liệu sống về nô lệ tình dục
Vấn đề nô lệ tình dục trong Thế chiến II có dấu hiệu được hâm nóng sau khi một bảo tàng Hàn Quốc xác nhận có trong tay cuốn nhật ký của một người từng làm việc trong một “trạm giải khuây” của binh sĩ Nhật Bản trong Thế chiến II. Cuốn nhật ký dù không còn nguyên vẹn, có nhiều trang đã bị mất, nhưng các nhà nghiên cứu lịch sử của Hàn Quốc và Nhật Bản sau khi nghiên cứu kỹ cuốn nhật ký này khẳng định đã tìm thấy nhiều thông tin mô tả chi tiết cách thức hoạt động của những “trạm giải khuây” trong Thế chiến II. Những chuyên gia này cho rằng, thông tin đó có thể góp phần làm sáng tỏ vấn đề nô lệ tình dục của quân đội Nhật Bản trong thời gian này.
Tác giả của cuốn nhật ký, theo các chuyên gia nghiên cứu của cả Hàn Quốc và Nhật Bản nhận định, sinh năm 1905, đã viết cuốn nhật ký này trong khoảng thời gian từ 1922-1957 khi ông làm giúp việc tại một “trạm thoải mái”. Tuy có đôi chút nghi ngờ khi tiếp nhận cuốn nhật ký, nhưng các chuyên gia thừa nhận họ tin tưởng vào tính xác thực của những thông tin trong cuốn nhật ký, bởi chủ nhân của cuốn nhật ký sinh năm 1905, mất năm 1979, vào thời điểm này, vấn đề nô lệ tình dục trong chiến tranh chưa ảnh hưởng tới quan hệ hai nước.
Theo những thông tin trong cuốn nhật ký, các nhà thổ trong thời chiến có thể đã do chính quân đội đế quốc Nhật Bản mở ra nhưng nó không dành riêng cho các binh sĩ của quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, theo chủ nhân cuốn nhật ký mô tả, công việc của ông trong “trạm giải khuây” này là phục vụ các binh sĩ Nhật Bản đóng quân ở Myanmar và Singapore. Vừa làm việc ông vừa ghi lại những gì ông đã trải qua ở đây.
Những người đã tiếp cận cuốn nhật ký, gồm Giáo sư Ahn Byung-jik từ Đại học Quốc gia Seoul, cùng với các Giáo sư Nhật Bản, Kazuo Hori từ Đại học Kyoto và Kan Kimura từ Đại học Kobe cho biết, thông tin từ những tài liệu ghi chép trong cuốn nhật ký trong khoảng thời gian từ năm 1943-1944 mà họ nghiên cứu được sẽ được công bố ở Hàn Quốc. Giáo sư Kimura cũng xác nhận thông tin trong cuốn nhật ký “có độ tin cậy cao” và nếu như có một chút thay đổi nào đó thì cũng không đáng kể.
Trong một ghi chép, chủ nhân cuốn nhật ký đã mô tả việc những kẻ bảo kê thay mặt các phụ nữ làm việc ở “trạm giải khuây” thu tiền của khách đến trạm ra sao. Mỗi vị khách sau khi ra khỏi trạm phải trả khoảng 600 yên, còn những phụ nữ chỉ được nhận một phần rất nhỏ trong số tiền đó.
Trong một ghi ghép đề ngày 10/7/1943, người viết nhớ lại: “Vào ngày này năm ngoái, tôi lên tàu ở cảng Busan bắt đầu chuyến đi tới khu vực biên giới phía Nam”. 9 tháng sau đó, người viết có nhắc đến một người có tên là Tsumura, được coi là “người quản lý quân đoàn phụ nữ giải khuây số 4” ở Busan trong khoảng 2 năm.
Ảnh: tokyotimes.com |
Giáo sư Ahn Byung-jik khẳng định cuốn nhật ký đã chứng thực về sự tồn tại của “quân đoàn phụ nữ giải khuây số 4". Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Chính phủ Nhật Bản đã từng lập ra các quân đoàn phụ nữ giải khuây và đưa họ ra tuyến đầu", ông nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm