Khám phá

Bí mật về 3 người đàn bà "lót đường" đưa Võ Tắc Thiên lên ngôi vương

Vi Quý Phi, Từ Huệ, Cao Dương công chúa là 3 mắt xích không thể nào thiếu trong hành trình lên ngôi vương đầy mưu mô, thủ đoạn của Võ Mỵ Nương.

Biết họ Võ sẽ soán ngôi, Lý Thế Dân vẫn không dám động tới Võ Tắc Thiên vì 1 lời tiên tri? / Thâm cung bí sử: Tiết Hoài Nghĩa, sư thầy được Võ Tắc Thiên hết mực sủng ái nhưng lại nhận cay đắng cuối đời

Theo siêu phẩm cổ trang Võ Mỵ Nương Truyền Kì, quá trình từ một Tài nhân 14 tuổi bước lên ngôi vị nữ Hoàng đế của Võ Tắc Thiên (Phạm Băng Băng) phải trả giá, đánh đổi mọi thứ để đến được đích.

Đến tập 50 của Võ Mỵ Nương truyền kỳ, nhiều khán giả mệt nhoài vì "Võ Mỵ Nương" Phạm Băng Băng "thánh thiện" quá mức.

May thay, kết cấu nội dung phim dần thay đổi khi Võ Mỵ Nương trở nên mưu mô, thủ đoạn và biết ác hơn.

"Võ Mỵ Nương" - Phạm Băng Băng.

Trong hành trình đó, không thể không kể tới 3 người đàn bà vô cùng quan trọng.

Họ quan trọng bởi vì sao?

Bởi cũng chính nhờ 3 người đàn bà này mà Võ Mỵ Nương trở nên tàn độc, mưu mô và thủ đoạn hơn. Cũng nhờ 3 người đàn bà này mà Võ Mỵ Nương lên ngôi vương một cách thuyết phục hơn.

Nhiều ý kiến cho rằng nhà sản xuất Võ Mỵ Nương truyền kỳ đã hư cấu 3 nhân vật lịch sử Vi Quý Phi, Từ Hiền Phi và Cao Dương Công chúa với nhiều điểm sai với sử sách.

Tuy nhiên, không thể không thừa nhận đây là 3 người đàn bà "lót đường" quan trọng nhất trong hành trình trở thành nữ hoàng đế của Võ Mỵ Nương.

 

Vi Quý Phi

Trong lịch sử, Vi quý phi là người cực kỳ thông minh, tốt bụng và luôn biết cách đối nhân xử thế. Bà cùng Đường Thái Tông có chung 2 con, 1 trai, 1 gái.

Khi Đường Thái Tông băng hà, Vi Quý Phi được phong làm Kỷ Quốc thái phi và theo con trai Kỷ vương Lý Thận rời khỏi cung.

Về già cuộc sống của bà rất yên bình, Đường Cao Tông và Võ hậu cũng cực kỳ tôn kính bà. Năm 665, Vi Quý Phi qua đời ở tuổi 69.

Vi Quý Phi hồi tưởng lại quá khứ rồi tự tử.

Vi Quý Phi hồi tưởng lại quá khứ rồi tự tử.

 

Tuy nhiên trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ, Vi Quý Phi được xây dựng với hình ảnh một phi tần đầy quyền lực và mưu mô, thủ đoạn.

Vi Quý Phi là người đứng đầu trong tứ phi của Đường Thái Tông Lý Thế Dân (Trương Phong Nghị đóng), do bị hạ độc nên nhiều lần hư thai, mãi mãi không thể có con.

Mặc dù không con cái nhưng với bản tính tham lam, Vi Quý Phi quyết không để cái mà cô không có được vào tay kẻ khác.

Nắm quyền cai quản hậu cung, Vi Quý Phi đã hại chết không biết bao nhiêu người mà cô cho rằng cản đường mình.

Đưa Tiêu Tường vào cung hòng tạo phe cánh nhưng nàng lại bị cô cháu ruột hãm hại, vạch trần mọi tội ác, bị xử tử hình.

 

Từ Hiền Phi

Sử sách còn ghi, Từ Huệ ( 627 - 650) vốn là một mỹ nhân đất Giang Nam (nguyên quán Trường Thành, Hồ Châu nay là Trường Hưng, tỉnh Chiết Giang).

Từ Huệ được ngợi ca là một mỹ nhân xuất chúng trong đám quần hồng chốn hậu cung nhà Đường.

Từ Huệ được người đời phong tặng là "tiểu thần đồng" vì 5 tháng đã biết nói, 4 tuổi thuộc làu Luận Ngữ, Mao Thi, 8 tuổi biết viết văn làm thơ.

Nhờ thông minh và tài trí mà Đường Thái Tông đã quyết định nạp vào cung và phong là Tài Nhân rồi lên Tiệp Dư, Sung Dung và Từ Hiền Phi.

 

Cũng theo sử sách, Từ Huệ vốn ít tuổi hơn Võ Mỵ Nương nên cả hai không phải là bạn bè mà cũng không phải là kẻ thù.

Với trí thông minh hơn người, Từ Huệ thường xuyên trở thành quân sư cho Đường Thái Tông. Sau khi Đường Thái Tông băng hà, Từ Huệ vì quá đau buồn mà qua đời ở tuổi 24.

Trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ, Từ Huệ được xem là người bạn thân nhất của Võ Mỵ Nương.

Suốt 50 tập đầu của phim, khán giả luôn cảm thấy mối lương duyên tỉ muội đẹp đẽ giữa Võ Tài nhân và Từ Tài nhân thật đáng ngưỡng mộ.

Giữa chốn hậu cung đầy khốc liệt cả hai vẫn sát cánh và bảo vệ nhau. Tuy nhiên mối quan hệ của Từ Huệ và Võ Mỵ Nương lại từ bạn hóa thù.

 

Từ Huệ tự kết liễu cho cuộc đời đầy ngang trái của mình.

Từ Huệ tự kết liễu cho cuộc đời đầy ngang trái của mình.

Chỉ vì cả hai cùng yêu một người đàn ông nên Từ Huệ sinh đố kỵ, trở thành một người đàn bà nham hiểm, độc ác nhất chốn hậu cung. Hầu hết các "ác nữ" như Vi Phi (Trương Đình) hay Dương Thục Phi (Chu Hải Mỵ) cũng gục ngã trước Từ Huệ.

"Từ trước tới nay, ta xem cô như chị em ruột thịt, có khó khăn gì cũng đều giúp cô, nhưng bây giờ cô đối xử với ta thế nào?

Cô hết lần này tới lần khác đều nói là không còn tình cảm với Bệ hạ, nhưng lúc nào ta cũng thấy cô nằm trong vòng tay Bệ hạ.

Là cô giẫm đạp lên sự tơ tưởng tội nghiệp của ta, là cô phản bội ta trước... Ta làm bao nhiêu chuyện cũng là muốn cô rời khỏi Bệ hạ, nếu chúng ta còn có thể trở thành chị em như xưa, ta van xin cô đấy..." - Từ Huệ nói trong đau đớn với Võ Mỵ Nương.

 

Cao Dương công chúa

Theo lịch sử ghi nhận thì Cao Dương công chúa từ nhỏ đã được hoàng đế yêu thương vì vô cùng xinh đẹp và thông minh.

Vì được vua cha chiều chuộng nên Cao Dương công chúa càng lớn càng tỏ ra kiêu căng, ngang ngược.

Vì mối tư tình với hòa thượng Biện Cơ, Cao Dương công chúa khiến Thái Tông giận dữ và quyết định cắt tình cha con.

Sau khi Trĩ Nô lên ngôi vua lấy hiệu là Đường Cao Tông, Cao Dương công chúa cùng chồng là Phòng Di Ái đã lập mưu làm phản.

 

Tuy nhiên kế hoạch nhanh chóng bị phát hiện, Cao Dương công chúa và chồng bị xử tử. Đến năm 658, Cao Dương công chúa được hoàng thượng truy phong làm Hợp Phổ công chúa.

Trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ, Cao Dương Công chúa được xem là tỷ muội tốt thứ hai của Võ Mỵ Nương sau Từ Huệ. Để trả thù Vương Hoàng hậu (Thi Thi), Cao Dương Công chúa đã giả vờ thân thiết với Mỵ Nương.

Cũng từ đây, Cao Dương thành nhân vật phản diện đứng sau mọi chuyện.

Đầu tiên, cô hạ độc Mỵ Nương khiến nàng mất đi long thai rồi đổ tội cho người khác.

Sau đó, cô mang di chiếu của vua già Lý Thế Dân (Trương Phong Nghị) cho Võ Mỵ Nương xem.

 

Mục đích của việc làm này là để Mỵ Nương sớm chấp nhận tình cảm của Lý Trị (Lý Trị Đình). Tất cả mục đích của Cao Dương công chúa là đưa Võ Mỵ Nương vào bẫy để cô "mượn dao giết người" được.

Tạm kết

Có một sự thật phải thừa nhận rằng cả 3 nhân vật "lót đường" cho hành trình lên ngôi vương của Võ Mỵ Nương (Phạm Băng Băng) đều được hư cấu so với lịch sử.

Nhiều khán giả cảm thấy bất bình với việc làm sai lệch với lịch sử. Gay gắt hơn có ý kiến cho rằng để Võ Mỵ Nương ác, biên kịch không ngần ngại bẻ cong cả lịch sử.

Tuy nhiên, phần đông khán giả "dễ tính" lại cho rằng sự thay đổi này mang đến cho bộ phim nhiều góc phản chiếu khác nhau.

 

Điều này không có gì là khó hiểu khi nhà sản xuất buộc phải xây dựng những hình tượng càng phản diện càng tốt để cho Võ Mỵ Nương có thể độc ác và tham vọng hơn.

Vi Quý Phi, Từ Huệ, Cao Dương công chúa là 3 mắt xích vô cùng quan trọng trong mạch phim Võ Mỵ Nương truyền kỳ.

Vì thế, hãy khoan bàn luận về việc đúng sai của lịch sử bởi vai trò của 3 nhân vật này trong phim là vô cùng quan trọng.

Việc đúng hay sai hãy chờ hồi sau luận bàn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm