Bí mật về con gái duy nhất của Quan Vũ: Là nữ hổ tướng Tam Quốc, được Gia Cát Lượng cưng như 'trứng mỏng'
Gia tộc giàu nhất Sài Gòn xưa: Gả cháu gái cho vua Bảo Đại làm hoàng hậu kèm hồi môn 20.000 cây vàng / Vũ nữ nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa: Nạn nhân vụ tạt axit đầu tiên ở Việt Nam, ngoại hình gây ám ảnh
Quan Vũ là một nhân vật có thật, được ghi chép đầy đủ trong lịch sử. Thế nhưng đến nay vẫn không ai dám chắc chắn vị tướng này có bao nhiêu người con. Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Quan Vũ có 3 con ruột (2 trai, 1 gái) và 1 người con nuôi.
Còn trong chính sử, Quan Vũ có 2 con trai, 1 con gái. Trong đó, cậu con cả Quan Bình bị hành quyết cùng cha tại Lâm Thư, con trai thứ Qua Hưng ốm bệnh mà chết sau đó không lâu. Chỉ riêng cô con gái út Quan Phụng là còn sống, nhưng ít có tài liệu ghi chép về người này.
Ảnh minh họa.
Theo tìm hiểu, Quan Phụng còn được biết đến với cái tên Quan Ngân Bình. Cả Tam Quốc Chí lẫn Tam Quốc Diễn Nghĩa đều không mô tả kĩ về cô nàng. Chỉ biết rằng cô là con gái út rất được Quan Vũ yêu thương. Thậm chí “võ thánh” còn từng từ chối lời cầu hôn từ Đông Ngô dành cho con gái mình với giọng điệu vô cùng gay gắt.
Khi Gia Cát Cẩn đi sứ sang Kinh Châu tâu chuyện cưới xin, Quan Vũ nổi giận lôi đình: “Con gái ta, ví như loài hổ, lại thèm gả cho con loài chó à! Nếu ta không nể mặt Khổng Minh, thì đầu ngươi phải rơi tại nơi này rồi! Chớ có nói lôi thôi!”.
Quan Phụng thân là nữ nhi nhưng lại thừa hưởng được sự anh dũng, tài nghệ của cha, hơn hẳn 2 người anh của mình. Cô được cha ưu ái gọi là “hổ nữ” vì vừa xinh đẹp lại vừa giỏi giang. Được biết, Quan Phụng giỏi cả cưỡi ngựa, bắn cung, dùng thương, đánh võ…
Gia Cát Lượng cũng lấy làm yêu quý cô cháu gái này. Trong “Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện” có nói về Quan Phụng. Cô được Thừa tướng Thục Hán coi như con nuôi, truyền dạy binh pháp và cho theo trong những lần đi thảo phạt Nam Man.
Sau này chiến dịch Nam Trung kết thúc, Gia Cát Lượng đã thay mặt nhà họ Quan, ước định hôn sự cho Quan Phụng với con trai trưởng của Lý Khôi – Lý Dĩ. Lúc bấy giờ cuộc hôn nhân này được đánh giá là cân xứng, bởi Lý Khôi cũng là danh tướng hàng đầu nhà Thục Hán.
Chồng Quan Phụng – Lý Dĩ là người đã có nhiều công trạng trong việc dẹp yên nạn Man Di, được phong Hán Đình hầu, gia An Hán tướng quân. Sau khi Lý Khôi mất, Lý Dĩ kế tự tước hầu của cha. Đáng tiếc là lịch sử lẫn tiểu thuyết đều không nói rõ cuộc sống của Lý Dĩ và Quan Phụng về sau như thế nào.
Cũng có nguồn tin cho biết, Lý Di và Quan Phụng sau đó đã lưu lại vùng Du Nguyên, dạy dân trồng trọt, được mọi người kính mến. Hai người sống phần đời còn lại ở đây. Ngày nay, mộ con gái Quan Vũ vẫn được cúng bái. Nó nằm ở sườn đồi Kim Liên tại thành phố Đông Sơn, Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái