Sự thật rùng rợn về ‘ông Kẹ’: Tàn ác đến mức bị biến thành xác ướp trưng bày? Thân thế mới bất ngờ
Dòng họ tài giỏi bậc nhất Việt Nam, tên tuổi lưu danh sử sách, 2 lần thoát đại nạn nhờ ‘trời giúp’ / Mộ cổ vua Lê chứa xác ướp 200 năm vẫn nguyên vẹn, cảnh tượng dưới vải che mặt gây chấn động
Một người đàn ông tên Si Quey Sae-ung, còn gọi là Si Quey bị cho là thủ phạm của hàng loạt vụ việc bắt cóc, ăn thịt trẻ em. Si Quey sinh năm 1927, là người gốc Quảng Đông, Trung Quốc, có tên thật là Hoàng Lợi Huy. Hắn đến Thái Lan năm 19 tuổi để kiếm sống nhưng cuối cùng lại trở thành nỗi ám ảnh với các gia đình, mang biệt danh “ác quỷ giết người ăn thịt”, “ông Kẹ”… Si Quey cũng đã trở thành 1 biểu tượng tội ác của Thái Lan nói riêng, khu vực nói chung. Không chỉ người lớn ở Thái Lan mà nhiều đất nước lân cận đều đưa hắn ra để răn đe trẻ con.
Ảnh minh họa
Năm 1946, sau khi Thế chiến thứ II kết thúc, Si Quey đến Thái Lan làm vườn. Trước đó hắn từng tham gia chiến tranh chống Nhật. Đến chiều năm 1958, gia đình một cậu bé 8 tuổi tên Somboon Boonyakan đến vườn cây mà Si Quey làm việc mua rau. Cậu bé Somboon vì hiếu kỳ nên chạy nhảy khắp nơi. Mãi không thấy con quay lại, bố cậu đi tìm thì bắt gặp Si Quey đang chuẩn bị đốt một đống cành cây khô. Khi lại gần, ông hoảng sợ khi thấy con mình trong tình trạng không nguyên vẹn trong đó. Sau này bố mẹ Somboon luôn khẳng định chính Si Quey đã ra tay với con trai mình, thậm chí còn mổ bụng, ăn nội tạng cậu bé.
Cảnh sát bắt đầu vào cuộc từ đây và khám phá ra hàng loạt tội ác khác của Si Quey. Tại nhiều khu vực khác có những vụ án tương tự. Si Quey bị cáo buộc ra tay với ít nhất 6 trẻ em, trong đó bé nhất là 5 tuổi, lớn nhất là 11 tuổi.
Tháng 9/1959, Si Quey bị xử bắn sau khi thừa nhận xuống tay với Somboon. Các tài liệu được thu thập cho thấy hắn cũng ăn thịt các nạn nhân trước đó. Si Quey vô tư trả lời rằng việc ăn thịt người giúp hắn trẻ ra. Về câu hỏi vì sao lại chọn trẻ con để hành sự, Si Quey cho biết chúng ngây thơ nên dễ mắc bẫy hơn.
Lần đầu Si Quey ăn thịt người không phải ở Thái Lan mà là từ thời còn tham gia Thế chiến II. Trong lần bị lính Nhật bao vây, rơi vào cảnh không có gì ăn, hắn đã ăn thi thể của đồng đội tử trận.
Sau khi Si Quey bị xử bắn, một trường y đã đề xuất dùng cơ thể hắn để nghiên cứu, khám nghiệm tử thi. Cuối cùng chính quyền lại muốn biến hắn thành xác ướp bằng cách bôi sáp cứng lên thi thể rồi đem trưng bày ở tủ lính bảo tàng khoa học pháp y của bệnh viện Siriraj tại Bangkok.
Hàng chục năm trôi qua song câu trả lời cho lý do Si Quey lại tàn nhẫn như vậy thì vẫn chưa có. Có người cho rằng chiến tranh đã khiến hắn trở nên khát máu, nhưng lại có chuyên gia khẳng định tâm lý Si Quey không bình thường. Các nhà làm phim đưa hình ảnh Si Quey lên phim và góp phần khiến nhân vật “ông Kẹ” được biết đến nhiều hơn.
Đáng nói, vài năm trở lại đây, các thám tử nghiệp dư Thái Lan lại đặt ra giả thuyết Si Quey chỉ là kẻ chịu tội thay mà thôi. Trong vụ cậu bé Somboon không có đủ bằng chứng xác minh, và Si Quey đã phải gánh thêm tội từ những vụ mất tích, giết người trước đó. Hơn 18 nghìn chữ ký trong bản kiến nghị, yêu cầu ngưng trưng bày xác ướp Si Quey đã được gửi đi, những lời kêu gọi ngưng gọi người đàn ông này là tên sát nhân xuất hiện dày đặc. Họ muốn Si Quey được tôn trọng trước khi sự thật hoàn toàn sáng tỏ.
Trước phản ứng dữ dội đó, phía bảo tàng bệnh viện đã bỏ dòng chữ “Kẻ ăn thịt người” tại khu trưng bày xác ướp Si Quey. Việc hỏa táng nhân vật này cũng đã được đề cập. Đi cùng những tranh cãi, cuộc đời của Si Quey sẽ mãi mãi là ẩn số bởi không ai biết thân nhân, người quen của hắn ta để xác minh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cuộc chiến khốc liệt, chim "sát thủ" xuất chiêu mổ mù mắt rắn độc
CLIP: Cuộc chiến sinh tử giữa tắc kè hoa và rắn boomslang, cái kết đầy bi kịch
Lão nông đào giếng trong vườn phát hiện 102 kg vàng, tưởng phát tài kết cục nhận về gần 2 triệu đồng
Hé lộ tên gọi đầu tiên của Hà Nội mà nhiều học sinh giỏi Sử còn không biết!
CLIP: Chú chó anh hùng, liều mình tấn công rắn độc để cứu chim non
Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg