Bí mật về con người thật của Bao Thanh Thiên - biểu tượng cho sự công bằng và thanh liêm
Địa Trung Hải qua những bức ảnh / Mỹ nhân bị đồn là được 3 cha con Tào Tháo say như điếu đổ, một bước "lên tiên" vì tái hôn với kẻ thù nhưng có kết cục thê thảm
Bao Cônghúy làBao Chửng (11/4/999 - 20/5/1062), còn được biết đến với tên Bao Thanh Thiên.Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình” dưới thời hoàng đếTống Nhân Tông(1022 - 1063).
Trong suốt thời gian làm quan, ông luôn nỗ lực làm việc chống lại nạn tham nhũng, giải quyết nhiều vụ án phức tạp, thẳng tay trừng phạt những tên tham quan, lợi dụng chức quyền làm điều sai trái.Ông nhận được sự tôn trọng của hầu hết nhân dân thời bấy giờ. Chính sự thẳng thắn, vị tha cũng như thái độ phán xét vô tư của ông giúp nhân dân tôn ông là Bao Thanh Thiên (Bầu trời thanh bạch).
Thân thế
Bao Công người Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phốHợp Phì, tỉnhAn Huy,Trung Quốc). Ông vốn được sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, cha ông là Bao Nghi, từng giữ chức đại phu trong triều. Sau khi qua đời, Bao Nghi được phongHình bộthị lang.
Từ khi còn nhỏ, Bao Công đã nổi tiếng là đứa con hiếu thảo, sống mực thước. Năm 1027, ông bộc lộ tài năng của mình,thi đậutiến sĩ, được cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnhGiang Tây), nhưng vì song thân già yếu, ông không thể làm quan xa nên xin khoan nhận việc, để ở nhà chăm sóc cho cha mẹ.
Sau khi cha mẹ qua đời, ông mới bắt đầu phục vụ triều đình. Tiếng lành đồn xa, nhà vua biết được Bao Công là một vị quan thanh liêm, liền triệu ông vềkinh giao cho chức Trung thừa, rồi lần lượt thăng các chức Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên Chương các Thị chế.
Hình tượng và cuộc đời
Bao Côngtrở thành biểu tượng văn hóa của công lý và sự thanh liêm thời kỳ Trung Quốc phong kiến. Trên thực tế, mặt Bao Công không hề đen và cũng không có vết sẹo hình trăng khuyết trên vầng trán.Ông thậm chícòn trắng trẻotrẻo và có phần thư sinh.
Tạo hình mặt đen mà chúng ta thường bắt gặp trên các bộ phim thực chấtlà do ảnh hưởng của kinh kịch, hát bội. Mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân, mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa, mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử. Do đó, mặtBao Côngđược tô đen để khắc họa bản tính liêm chính của ông.
Bao Công được coi như một vị thần tại Trung Quốc. Ảnh: Baidu
Tương truyền, Bao Công là một vị thần một trong 7 vịBắc Đẩu tinh quân, giáng trần, tên làVăn Khúc Tinh Quân. Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian, ban đêm, ông còn phải xử án ởâm phủ. Vầng trăng trên trán ông tựa như ánh trăng soi sáng công lý ngay cả ở những nơi tăm tối nhất.
Dù là một người được lòng vạn dân, nhưng Bao Công là một người rất nghiêm khắc với gia đình. Dưới ảnh hưởng và sự dạy dỗ của cha, các con của ông cũng sống rất giản dị, đúng chuẩn mực.Bao Công từng tuyên bố với các con của ông rằng: “Nếu bất kỳ ai trong các con vi phạm luật lệ, đều không được chôn cất trong lăng mộ của tổ tiên”.
Năm 1052, vì giúp đỡ người thân là Trương Nghêu Tá ông làm phật lòng Hoàng đế và bị thuyên chuyển công tác, 4 năm sau mới được trở về. Chức vụ cao nhất là Bao Công đảm nhận ở cuối đời làKhu mật Phó sứ, tương đương với chức Phótể tướng.
Theo sử sách thống kê, trong suốt cuộc đời làm quan của mình, ông trừng trị không dưới 30 người thuộc dòng dõi quyền quý, hoàng thân quốc thích, thậm chíngay cả quốc trượngTrương Nghiêu Tá- bố đẻ của Trương quý phi được vua Nhân Tông sủng ái cũng bị Bao Chửng đàn hặc mà mất chức.
Những năm tháng cuối đời
Năm 1062, ông lâm bệnh và mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi. Tuy vậy, cái chết của ông hiện vẫn còn là một bí mật, do ông chỉ lâm bệnh trong vỏn vẹn 1 ngày. Nhiều người nhận định rằng, sự ra đi của ông có liên quan đến thứ “thuốc bổ” mà Hoàng thượng gián tiếp ban cho. Nhiều người nghi ngờ rằng, những thái y do ghen ghét Bao công, nên cố tình cho thêm thành phần độc hại vào trong thuốc, khiến bệnh tình của ông trở nên trầm trọng hơn.
Sau khi ông mất,Hoàng đế Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công làLại bộThượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư và còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cữu ông về mai táng ở quê nhà ông.
Tượng thờ Bao Công. Ảnh: Baidu
Về sau, khi các nhà khoa học tiến hành xét nghiệm những mảnh xương của Bao Công, phát hiện hàm lượng thủy ngân,sắtvàcanxitrong xương ông cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại, trong khi đó hàm lượngchìvàarsen(thạch tín) lại thấp hơn người thường. Mặc dù vậy, thời xưa chủ yếu dùng độc dược làtì sương (thạch tín) và chu sa (thủy ngân). Do đó, kết quả nàyloại trừ khả năng Bao Công bị trúng độc cấp tính do uống phải thuốc có chứa thạch tín.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ