Bí mật về loài nhện lạc đà duy nhất ở Việt Nam, hãy cẩn thận nếu thấy chúng bò vào nhà
Kinh dị đền thờ ở Ấn Độ cho hơn 20.000 con chuột sống tự do / Bí mật bất ngờ về nhóm siêu trộm thời Trung cổ
Nhện lạc đà hay Camel spider thuộc bộ Solifugae, lớp hình nhện Arachnida với khoảng 1.000 loài khác nhau trên khắp thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ có duy nhất một loài nhện lạc đà có tên khoa học là Dinorhax rostrumpsittaci.
Lý do là loài nhện này chủ yếu sống ở khu vực có khí hậu ấm và khô hoặc vùng sa mạc khô cằn, mặc dù không có tuyến nọc độc nhưng không vì thế mà loài nhện này không gây nguy hiểm gì cho con người.

Nhện Lạc đà duy nhất ở Việt Nam. Ảnh: Vncreatures
Với chân kìm (Chelicerae) rất khỏe, loài nhện này có thể gây ra những vết cắn khiến nạn nhân bị nhiễm trùng bởi việc truyền các vi sinh vật, virus hoặc các vi nấm... mà nếu không có biện pháp làm sạch vết thương thì sẽ rất nguy hiểm.
Thức ăn chủ yếu của loài nhện này là thằn lằn, chim và cả động vật có vú... nhưng thỉnh thoảng (những ngày mưa lớn đầu mùa) chúng cũng bò vào nhà dân nên chúng ta cũng cần lưu ý khi thấy loài nhện lạ xuất hiện.
Hiện nay, việc nghiên cứu sinh cảnh sống, tập tính, sinh sản, mùa vụ... của loài nhện duy nhất này ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Các nhà khoa học cho rằng chúng có thể đào hang sinh sống dưới đất nên khi trời mưa, tổ ngập nước khiến nhện lạc đà phải bò ra ngoài.
Những khu vực được ghi nhận có sự xuất hiện của loài nhện này là Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Hồ Chí Minh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Nửa đêm, báo hoa mai leo cây săn khỉ đầu chó và cái kết khó tin
CLIP: Vừa hạ gục được linh dương, báo săn đã vội vàng bỏ chạy khi con vật này xuất hiện
CLIP: Cá lóc nhảy lên bờ tấn công chim để bảo vệ đàn con
CLIP: Bị đàn trâu rừng truy đuổi, bầy sư tử liều lĩnh vượt sông đầy cá sấu
CLIP: Thấy con non bị báo hoa mai cắn trọng thương, linh dương đầu bò mẹ vội vã lao lại sơ cứu và kết cục đau lòng
CLIP: Cá lóc liều lĩnh phi lên bờ săn mồi 'thần tốc'