Bí mật về mũi tên tẩm thuốc độc ra đời cách đây hơn 70.000 năm
Thủy tinh là vật liệu ngoài hành tinh / 3 con trông rõ lù đù nhưng lúc cấp bách lại nhanh như điện
Ảnh minh họa.
Qua thời gian, chúng vẫn chứng minh giá trị nguyên vẹn khi rất nhiều bộ tộc nguyên thuỷ, người bản địa trên khắp thế giới vẫn sử dụng như một phương pháp để đi săn bắt.
Người San là những cư dân lâu đời nhất ở Nam Phi, sử dụng mũi tên sắt nhọn trông khá xinh xắn để đi săn nhưng khi phủ lên một lớp chất độc mũi tên nhanh chóng biến thành vũ khí chết người.
Những người săn bắn hái lượm sử dụng vũ khí có tẩm chất độc từ một loại bọ cánh cứng Diamphidia nigroonata, chứa chất độc diamphotõin, có khả năng hạ gục một con huơu cao cổ trưởng thành.
Một số bằng chứng cho thấy chất độc xuất hiện trên các dụng cụ bằng gỗ 24.000 năm tuổi, được tìm thấy trong các hang động biên giới Nam Phi.
Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học phát hiện ra bằng chứng cho thấy con người đã sử dụng mũi tên tẩm chất độc cách đây 72.000 năm.
Nhà khảo cổ học Marlize Lombard từ Đại học Johannesburg ở Nam Phi, người đứng đầu nghiên cứu cùng các cộng sự đã kiểm tra các đặc tính độc đáo của các mũi tên độc bằng cách phân tích 128 mũi tên nhọn bằng xương.
Nghiên cứu cho thấy những mũi tên không sử dụng chất độc cần phải đâm sâu vào cơ thể con mồi mới có thể tiêu diệt được trong khi những mũi tên tẩm chất độc chỉ cần đâm xuyên qua da của con vật là có thể hạ gục dễ dàng.
Nhà khảo cổ Lombard cũng đánh giá 306 mũi tên đầu bằng xương Thời kỳ Đồ đá muộn. Họ phát hiện 6 trong số những mũi tên nhọn bằng xương có niên đại cách đây 72.000-80.000 năm, từ Hang Blombos ở Nam Phi. Ba trong số các mũi tên này có các đặc tính phù hợp với những đầu mũi tên tẩm độc.
Lombard cho biết đó là những trở thành những mũi tên tẩm độc lâu đời nhất được biết đến trên thế giới.
Một trong những điểm khảo cổ khác tìm thấy nhiều bằng chứng cổ xưa tại Miệng sông Klasies ở Nam Phi, niên đại hơn 60.000 năm. Tại đây, các nhà khoa học phát hiện những vết nứt siêu nhỏ, phù hợp với việc sử dụng làm mũi tên, và có cặn đen ghi ngờ là chất độc.
Con người đã sử dụng chất độc từ nhiều loại sinh vật khác nhau bao gồm thực vật, ếch hay thằn lằn có nọc độc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời