Khám phá

Bí mật về ngôi mộ cổ ‘Tề Thiên Đại Thánh’, giới khảo cổ bàng hoàng vì thân thế người nằm bên trong

Ngôi mộ cổ này có khắc dòng chữ “Tề Thiên Đại Thánh”, bên trong còn có cây gậy dài hơn 7 mét làm từ sắt nguyên chất. Nó là của ai.

Lý do ngàn năm qua không ai dám trộm mộ Quan Vũ, ngày khai quật chuyên gia tái mặt khi thấy 1 thứ bên trong / Khi viếng mộ Khổng Tử, Hoàng đế Khang Hi chỉ quỳ lạy khi một vị đại thần che đi một chữ trên bia mộ: Đó là chữ gì?

Những năm 1980, giới khảo cổ học sững sờ vì phát hiện một ngôi mộ cổ ở đỉnh núi Bảo Sơn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ở ngôi mộ này có 2 bia đá ghi rõ dòng chữ: “Lăng mộ của Tề Thiên Đại Thánh” và “Lăng mộ của Thông Thiên Đại Thánh”. Theo thời gian, ngôi mộ đã xuống cấp nhiều, nhưng vẫn còn đó nhiều dấu tích lịch sử, chứa đựng thông tin về chủ nhân ngôi mộ.

te-thien-dai-thanh-1

Ngôi mộ cổ này có khắc dòng chữ “Tề Thiên Đại Thánh”

Các chuyên gia đã có mặt tìm hiểu và kết luận ngôi mộ cổ này có niên đại từ thời nhà Nguyên. Nó là nơi yên nghỉ của hai nhân vật bí ẩn, chứa bên trong nhiều hiện vật liên quan đến khỉ.

Một giả thuyết cho rằng chủ nhân ngôi mộ là nguyên mẫu của nhân vật Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký. Lý do bởi sự xuất hiện của cây gậy dài hơn 7 mét làm từ sắt nguyên chất trong lăng mộ.

te-thien-dai-thanh-2

Tuy nhiên, cũng có ý kiến phủ nhận điều đó, tin rằng người nằm bên trong chỉ đơn giản là “fan hâm mộ” của Tây Du Ký và Tề Thiên Đại Thánh mà thôi. Vì quá yêu mến mà khi qua đời đã cố gắng tái hiện câu chuyện huyền thoại này qua các vật phẩm gắn liền với Tôn Ngộ Không.

Một quan điểm được ủng hộ nhất là Tề Thiên Đại Thánh thật sự tồn tại, dựa vào hình mẫu của Vô Chi Kỳ, sống ở sông Hoài. Vô Chi Kỳ là người có sức mạnh phi thường, ngoại hình giống vượn. Năm xưa Ngô Thừa Ân được cho là đã lấy cảm hứng từ Vô Chi Kỳ để tạo nên nhân vật Tôn Ngộ Không.

 

te-thien-dai-thanh-3

Đã hàng chục năm trôi qua kể từ khi ngôi mộ cổ được tìm thấy, nhưng danh tính chủ nhân thật sự của nó vẫn là bí ẩn chưa được giải đáp. Dù vậy, không thể phủ nhận việc nó đã mở ra hướng nghiên cứu và tìm hiểu nguồn gốc của các tác phẩm văn học kinh điển như Tây Du Ký.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm