Bí mật về ngọn núi cao nhất Việt Nam
Trên ngọn núi cao trong chốn rừng xanh: Những câu chuyện hơn cả nỗi buồn / Tìm thấy hòm châu báu chứa đá quý bị chôn vùi trong thảm họa núi lửa cách đây 2.000 năm
Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m). Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa (Lào Cai) khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu.

Đỉnh núi Fansipan.
Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan", có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh. Fansipan được hình thành vào hai kỷ Permi - Trias của đại Cổ sinh (Paleozoi) và đại Trung sinh (Mesozoi) cách nay 260-250 triệu năm. Hệ thực vật ở Fansipan khá phong phú với 1.680 loại cây chia làm 679 chi thuộc bảy nhóm, một số loại thuộc nhóm quý hiếm.
Tuyến cáp treo Fansipan Sapa có độ cao 3.143 m so với mực nước biển, khởi điểm từ Thung lũng Mường Hoa đến đỉnh Fansipan. Mỗi cabin cáp treo Fansipan Sapa có sức chứa tối đa 30 – 35 khách, công suất vận chuyển lên tới 2.000 khách/giờ. Quãng đường từ bản Mường Hoa lên tới đỉnh đi qua 5 cột trụ chính, mỗi cột trụ cách nhau khoảng 1 km.
Cáp treo giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ 2 ngày xuống còn 15 phút. Tuyến cáp treo được khởi công vào tháng 11 năm 2013, khánh thành ngày 2 tháng 2 năm 2016. Tại lễ khai trương, đại diện Kỷ lục Thế giới - Guinness World Record đã trao chứng nhận 2 kỷ lục Guinness cho cáp treo Fansipan Sapa là: Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới: 1410 m; Cáp treo ba dây dài nhất thế giới: 6325 m.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin
CLIP: Đang tắm bùn, lợn bướu bị sư tử truy sát và cái kết

Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'