Bí mật về phi hành gia cô đơn nhất lịch sử: Bị chia cắt hoàn toàn với nhân loại, là người hùng thầm lặng
Chùm ảnh hiếm khiến phụ huynh thời hiện đại ngỡ ngàng về cách trẻ em thời xưa được trông giữ 'cẩn thận' / Hé lộ bí mật khiến xác ướp thiếu nữ Inca bất hoại suốt nghìn năm
Sự kiện lịch sử năm 1969 của ngành hàng không đến nay vẫn thường xuyên được nhắc lại. Ai cũng biết Neil Armstrong và Buzz Aldrin là những người đầu tiên đặt chân xuống Mặt trăng. Nhưng có thể nhiều người còn chưa biết, có một phi hành gia khác cũng tham gia chuyến bay, nhưng không có cơ hội làm điều như đồng nghiệp của mình. Ông chính là Michael Collins, người đã ngồi điều khiển module Eagle đưa Neil Armstrong, Buzz Aldrin đáp xuống Mặt trăng một cách an toàn.
Ngay sau đó, Michael Collins chỉ huy con tàu bay phía sau vùng tối của Mặt trăng. Đáng nói, khi này liên lạc từ con tàu với Trái đất bị Mặt trăng cản trở nên không có tín hiệu. Michael Collins bỗng rơi vào tình trạng một mình, bị chia cắt hoàn toàn với nhân loại.
Nhớ lại thời khắc đó, Michael Collins viết trong cuốn “Carrying The Fire: An Astronaut’s Journeys” của mình như sau: “Lúc này tôi chỉ có một mình, thực sự một mình, và hoàn toàn bị cô lập khỏi cuộc sống. Nếu đếm thì số người sẽ là ba tỷ cộng thêm hai ở phía bên kia của Mặt Trăng, và chỉ một (cộng thêm những thứ chỉ Chúa mới biết) ở phía bên này”.
Michael Collins. Ảnh: NASA
Suốt 21 tiếng, phi hành gia này chỉ có một mình trong module, chờ Neil Armstrong và Buzz Aldrin thực hiện xong chuyến đi bộ của mình. Sau khi hai đồng nghiệp trở về, Collins là người đã chụp ảnh Trái đất, Mặt trăng, module Eagle chở họ. Cuối cùng, ông lại là người Trái đất duy nhất không có mặt trong bức ảnh. Thế giới vì thế còn gọi Collins là người hùng thầm lặng.
So sánh cảm giác cô độc trong 21 tiếng, Collins cảm thấy mình giống như đang ở trên một chiếc thuyền nhỏ, trôi nổi vô định giữa Thái Bình Dương giữa trời tối. Nhìn ra ngoài cửa sổ, ông có thể thấy các ngôi sao, còn Mặt trăng chỉ là một khoảng tối màu đen.
Bên cạnh sự cô độc, Collins còn thấy lo lắng cho hai người đồng nghiệp đang làm nhiệm vụ trên bề mặt Mặt trăng. Liệu họ có sống sót rời khỏi đó hay không? Liệu Collins có phải một mình trở về Trái đất hay không?
Chuyến bay lịch sử năm đó cuối cùng thành công mỹ mãn, trở thành cột mốc lịch sử của loài người. Trong khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin được tôn vinh, trở thành người hùng, Collins cũng được khen thưởng nhờ đóng góp thầm lặng của mình. Ông trở thành Giám đốc Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Mỹ từ 1971 – 1978. Sau đó Collins công tác ở Viện Smithsonian. Dù làm việc ở đâu, ông vẫ ở trong lực lượng Dự bị Không quân Mỹ, mang hàm Thiếu tướng.
Năm 1982, Collins nghỉ hưu, sống vui vẻ bên gia đình. Tháng 4/2021, nước Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung đau lòng nhận tin Collins đã qua đời ở tuổi 91 vì căn bệnh ung thư. Dù vậy, những đóng góp của ông sẽ mãi mãi được nhớ đến trong lòng công chúng.
- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Thông tin chiếc ly gần 900 tỷ đồng: Sản phẩm thời nhà Minh, kiệt tác của lịch sử gốm sứ Trung Quốc