Bí mật về sự biến đổi của cơ thể con người sau khi chết
Chuyện “ma sống” vất vưởng quanh cây cầu Cửu Lương ở Quảng Nam / Clip: Cận cảnh 'cung thủ' dưới nước săn mồi cực đỉnh
Mặc dù cơ thể con người đã chết nhưng các tế bào vẫn không ngừng hoạt động. Những tế bào này sẽ bắt đầu một chu trình mới - chu trình tự phân hủy.
Sau khi tim ngừng đập, một số tế bào ở não và gan sẽ khởi động quá trình tự tiêu của mình. Do tế bào bị thiếu oxy trầm trọng nên các enzyme bắt đầu tấn công màng tế bào khiến cấu trúc của chúng bị phá vỡ.
Tất cả mô tế bào ở các cơ quan khác sau đó đều phân hủy theo cách này. Da bắt đầu đổi màu do tế bào thành mạch máu vỡ, các tế bào máu tràn ra, cùng với tác dụng của lực hấp dẫn tập trung lại ở mao mạch và tĩnh mạch nhỏ.
Cơ thể con người sẽ đi vào quá trình tự phân hủy sau khi chết.Nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm cho đến khi bằng môi trường xung quanh. Cùng lúc, quá trình co cứng bắt đầu từ mí mắt, hàm và các cơ ở cổ rồi lan dần toàn thân và kết thúc ở các chi. Tế bào cơ không còn năng lượng khiến các bó cơ trở nên cứng nhắc và khóa chặt các khớp xương.
Khi còn sống, vi khuẩn trong cơ thể hầu hết tập trung ở ruột. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch ngừng hoạt động, những nhóm vi khuẩn gồm hàng nghìn loại khác nhau này bắt đầu "tiêu hóa" cơ thể.
Chất lỏng trong cơ thể chảy ra khi các tế bào bị phá vỡ - nguồn thực phẩm dồi dào cho vi khuẩn. Dần dần, chúng xâm nhập vào mao mạch và hạch bạch huyết tiêu hóa, gan, lá lách, sau đó vào trong tim và não.
Nhóm nghiên cứu của bác sỹ pháp y Gulnaz Javan đã thu thập mẫu tế bào gan, lá lách, não, tim và máu của 11 tử thi tại nhiều thời điểm, trong khoảng từ 20 đến 240 giờ sau thời điểm tử vong. Phân tích ADN trong từng mẫu tế bào, họ nhận thấy sự khác biệt giữa thành phần của vi khuẩn trong tử thi tại các thời điểm khác nhau (tính từ thời điểm qua đời). Vi khuẩn cần 20 giờ để đến được gan và thời gian tối thiểu để chúng lan khắp cơ quan nội tạng là 58 giờ.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu cơ thể con người sau khi chết được 20 đến 24 giờ. Ảnh minh họaSau quá trình tự phân sẽ đến giai đoạn cơ thể bắt đầu có sự thối rữa. Đây là quá trình tiêu hủy các mô mềm, chuyển hoá thành khí, chất lỏng và muối. Đầu tiên, các vi khuẩn kỵ khí tấn công mô mềm trên cơ thể, chuyển hóa đường thành các thể khí khác tích lũy bên trong cơ thể, khiến bụng và các cơ quan khác phình ra.
Tiếp đó, chúng làm biến đổi các tế bào hồng cầu trong máu, làm xác chết biến đổi màu xanh đen. Khí tiếp tục được sản sinh trong cơ thể, gây áp lực và gây ra mụn nước trên khắp bề mặt da. Cuối cùng, áp lực đó khiến các mô lỏng và khí bên trong cơ thể rò rỉ ra ngoài, từ hậu môn, các vết rách trên da. Đôi khi áp lực quá lớn khiến thi thể bị bục.
Một cơ thể đang phân hủy trong lòng đất có thể làm thay đổi rõ rệt đặc tính hóa học của đất và tác động có thể kéo dài nhiều năm. Theo ước tính, cơ thể người chứa khoảng 50–75% là nước, mỗi kg trọng lượng không chứa nước giải phóng 32g nitơ, 10g phốt pho, 4g kali và 1g magiê vào đất. Ban đầu, các chất trên sẽ giết chết hết các loài thực vật bên dưới và xung quanh do độc tính của nitơ hoặc do chất kháng sinh do ấu trùng tiết ra. Tuy nhiên, kết thúc quá trình này, đất xung quanh có lợi cho sự phát triển của hệ thực vật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ