Khám phá

Bí quyết chụp bức ảnh để đời của nhiếp ảnh gia NatGeo

Khi thoáng nhìn, bạn sẽ tưởng đây là một bức tranh vẽ đoàn lạc đà màu đen đang nối đuôi nhau đi trên những bãi cát sa mạc. Thực tế, đây lại là một bức ảnh chụp từ trên cao.

Lạc đà 'cuốc bộ' đến xẹp cả bướu để tìm về chủ cũ / Lạc đà Arập có 57% hệ gen tương đồng với người

Bí quyết chụp bức ảnh để đời của nhiếp ảnh gia NatGeo
Đoàn lạc đà trên sa mạc Tây Oman. Ảnh: George Steinmetz.

Khi nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy rằng đây thực sự góc nhìn của một con chim ưng bay trên cao nhìn xuống đoàn lạc đà đang hướng về đồng cỏ gần Wadi Mitan, phía tây Oman tây. Hình ảnh đoàn lạc đà màu đen thực tế là bóng của những con lạc đà, được vẽ lại lên nền cát bởi ánh nắng mặt trời.

Những đường trắng mảnh dưới chân hình lạc đà màu đen, trên thực tế, chính là lưng của những con lạc đà thật, vốn được mệnh danh là những con tàu của sa mạc.

Hình ảnh đáng kinh ngạc này được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ George Steinmetz. Để chụp được bức ảnh này, George đã phải sử dụng dù lượn có động cơ để có được góc nhìn từ trên cao. Chiếc máy dù lượn của George bao gồm cánh quạt, động cơ và một chỗ ngồi, nặng dưới 45kg và có thể bay đến ba giờ.

Vào thời điểm chụp bức hình này năm 2008, các thiết bị bay tự động như flycam vẫn chưa phổ biến. George khi đó đã 51 tuổi, vẫn đã phải tự lái dù lượn để có được bức ảnh từ trên không của mình ở độ cao lên đến 150m và tốc độ bay cố định 50km/h.

Bức ảnh này của George đã được tạp chí khoa học nổi tiếng của Mỹ National Geographic bình chọn là một trong những bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất năm đó.

 

"Tôi sử dụng phương tiện bay bởi vì nó cho phép tôi chụp ảnh những vùng hẻo lánh theo cách mà mọi người chưa bao giờ được thấy trước đây", George nói.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm