Khám phá

Bí quyết để các đô vật sumo không mắc các triệu chứng béo phì

Các đô vật sumo thường có chế độ ăn lên đến 7.000 calo mỗi ngày và nặng gần 200kg, gấp 2-3 lần so với cân nặng trung bình của người bình thường.

5 câu chuyện bí ẩn nổi tiếng của tam giác quỷ Bermuda / Cuộc sống ở bộ tộc dùng nước tiểu và phân bò để tắm gội, làm đẹp

Thông thường, những người bị béo phì lưu trữ một phần mỡ dư thừa của họ sâu bên trong bụng, nơi nó nằm xung quanh tuyến tụy, gan và các cơ quan quan trọng khác. Chúng sẽ được gọi mỡ nội tạng, phần mỡ này làm ô nhiễm máu với các phân tử có thể gây viêm và điều này là lý do tại sao bệnh béo phì có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, tiểu đường loại 2 và các cơn đau tim.

Ảnh minh họa.

Nhưng các đô vật sumo thường không mắc các triệu chứng này. Các kết quả chụp quét CT cho thấy những đô vật sumo không có nhiều mỡ nội tạng như người béo phì bình thường. Thay vào đó, họ lưu trữ hầu hết chất béo của mình ngay bên dưới da. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học cho rằng các đô vật sumo rất khỏe mạnh, họ có mức độ chất béo trung tính (triglyceride) trong máu ở ngưỡng bình thường và mức cholesterol thấp đến bất ngờ, cả hai chỉ số này đều làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Vậy làm thế nào mà các đô vật vẫn giữ được thể trạng cần thiết để thi đấu? Các nghiên cứu tiết lộ rằng chính việc tập luyện ở cường độ cao có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ mỡ nội tạng.

Về cơ bản, việc tập luyện của các đô vật làm tăng một loại hormone gọi là adiponectin. Chất Adiponectin hướng dẫn các phân tử glucose và chất béo ra khỏi dòng máu của chúng ta, nơi chúng có thể tích tụ dưới dạng mỡ nội tạng và thay vào đặt chúng bên dưới da.

Theo đó, các đô vật sumo thường phải tập luyện rất nhiều. Tại một trại huấn luyện sumo (heya) ở Nhật Bản, việc đào tạo bắt đầu vào lúc 5:00 sáng và có thể kéo dài 5 tiếng đồng hồ, các bài tập thường không hề giống những phương pháp tập luyện bình thường.
Bí quyết để các đô vật sumo không mắc các triệu chứng béo phì - ảnh 1

Bên trong một trại huấn luyện của các đô vật sumo.

Ví dụ, trong một bài tập gọi butsukari-geiko, đô vật thay phiên nhau liên tục đánh và đẩy nhau cho đến khi họ nằm gục xuống sàn vì kiệt sức. Để tới những trận thi đấu chính thức, các đô vật sẽ phải cố gắng xô ngã đối thủ của họ ra khỏi vòng tròn thi đấu hoặc buộc họ phải chạm đất với bất kỳ bộ phận cơ thể khác ngoài lòng bàn chân.

Nhưng ngay sau khi các bài tập luyện kết thúc, thì những rắc rối có thể tìm đến. Khi các đô vật sumo nghỉ hưu, họ phải cắt giảm nghiêm trọng lượng calo thường tiêu thụ hoặc có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Điều này có thể giải thích tại sao các đô vật sumo có tuổi thọ ngắn hơn 10 năm so với người Nhật Bản trưởng thành.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm